Ám ảnh bãi rác lớn nhất Đông Nam Á là chỗ ở của hàng nghìn người

(Dân trí) - Bantar Gebang là một trong những bãi rác lớn nhất khu vực Đông Nam Á với sức chứa khoảng 9000 tấn mỗi ngày, đồng thời là nơi ở của khoảng hơn 3000 người dân lao động nghèo.

Ám ảnh bãi rác lớn nhất Đông Nam Á là chỗ ở của hàng nghìn người

Bantar Gebang nằm cách thủ đô Jakarta, Indonesia, chừng 12 dặm, là một trong những bãi chôn lấp lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Mỗi ngày, bãi nhận tới 9000 tấn rác của cư dân trong thành phố. Tuy nhiên, đây cũng là nơi sinh sống của hơn 3000 hộ gia đình nghèo. Người ta mưu sinh ngay trên rác, thậm chí, nhiều đứa trẻ được sinh ra ở đó. Cuộc sống cơ cực của người lao động hiện lên đầy chân thực qua loạt ảnh gây sốc của nhiếp ảnh gia người Pháp Alexandre Sattler.

Những đứa trẻ hồn nhiên lớn lên trên rác
Những đứa trẻ hồn nhiên lớn lên trên rác

Chính bản thân những điều mắt thấy tai nghe cũng khiến nhiếp ảnh gia 36 tuổi sửng sốt. Nhiều hộ gia đình ở đây coi bãi rác là nơi kiếm ăn. Họ nhặt nhạnh mỗi ngày những thứ còn sót lại để bán. "Khi đặt chân tới Bantar Gebang, tôi thấy nhiều hộ gia đình đang sống luôn ở đó. Những thức là rác thải với người này như trái cây rau củ, lại trở thành nguồn thực phẩm cho người khác. Điều kiện sống rất khủng khiếp. Tất cả sống ở nơi không có điều kiện chăm sóc về y tế và nước uống", anh nói.

Đây cũng là nơi cư ngụ của hàng nghìn hộ gia đình nghèo
Đây cũng là nơi cư ngụ của hàng nghìn hộ gia đình nghèo
Cuộc sống khốn khó thiếu thốn của những người mưu sinh trên rác
Cuộc sống khốn khó thiếu thốn của những người mưu sinh trên rác
Bức hình chân thực chạm tới trái tim người xem
Bức hình chân thực chạm tới trái tim người xem

"Và bọn trẻ sinh ra trên rác, chơi đùa giữa đám rác thải", anh tiếp tục.

Cảnh người dân đi lại, bới móc tìm đồ giữa bãi ngập rác bằng đôi chân trần không còn là điều hiếm gặp. "Cha mẹ chúng cho tôi thấy vết thương trên chân của con trai họ. Còn tôi cảm thấy bất lực", anh kể lại.

Đáng ngạc nhiên, bọn trẻ dường như vẫn vui vẻ và vô tư. Đó là niềm vui duy nhất còn sót lại nơi này. "Chúng dạy tôi cách bình thản ngay cả khi phải đối diện với tình huống tồi tệ nhất. Bọn trẻ chơi đùa vui vẻ, hạnh phúc, chỉ cho tôi nơi chúng trú ẩn, kiếm đồ chơi".

Nơi này tiếp nhận tới hơn 9000 tấn rác mỗi ngày
Nơi này tiếp nhận tới hơn 9000 tấn rác mỗi ngày
Người lao động mưu sinh trên rác
Người lao động mưu sinh trên rác

Nhiếp ảnh gia người Pháp cũng có dịp tiếp xúc với những người lao động. "Họ tỏ ra rất ít cảm xúc, dường như phải thích ứng với cuộc sống hiện tại nhưng không thực sự chấp nhận nó. Tôi cảm động trước thái độ thân thiện và sự chào đón của họ", anh chia sẻ.

Điều kiện sống thiếu thốn cơ cực
Điều kiện sống thiếu thốn cơ cực

Một trong những người từng là cư dân bãi rác, cô Resa Boenard cố nỗ lực cải thiện tình hình tại đây. Cô là một trong những người may mắn có dịp theo học một trường trung học bên ngoài. Nhưng Resa vẫn quyết định ở lại để dạy học cho những đứa trẻ Bantar Gebang thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Những đứa trẻ vẫn hồn nhiên chơi đùa
Những đứa trẻ vẫn hồn nhiên chơi đùa
Nụ cười hồn hậu của con trẻ
Nụ cười hồn hậu của con trẻ

Cùng một người bạn người Anh, anh John Devlin, cô đã thành lập một tổ chức có tên BGBJ, mang ý nghĩa "Những hạt giống của Bantar Gebang". Tổ chức mở ra một ký túc xá và trung tâm cộng đồng ngay tại bãi rác. Họ tin rằng, những đứa trẻ là những mầm non hạt giống, có thể được phát triển và nuôi dưỡng nhờ giáo dục.

Việt Hà

Theo DM, WK