1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

“Luồng gió mới” cho nông nghiệp tỉnh Phú Thọ

Trong những năm qua ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Sản xuất lúa phần lớn chỉ thực hiện được 1 vụ do bị ngập úng, thu nhập bấp bênh. Hiện nay, tỉnh này đang áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, thực sự đang tạo ra “luồng gió mới” cho nông nghiệp “bật dậy”.

Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (The World Bank – WB) trong khuôn khổ Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7), Phú Thọ đã được chuyển giao và đang áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại vào sản xuất lúa theo hướng cánh đồng mẫu lớn theo mô hình cải thiện hệ thống tưới, tiêu cùng với thúc đẩy phát triển và ứng dụng các thực hành nông nghiệp tốt thích ứng biến đổi khí hậu (climate smart agriculture - CSA).

Sản xuất nông nghiệp bộc lộ nhiều yếu kém

Tại tỉnh Phú Thọ, trong sản xuất nông nghiệp có tưới, lúa là cây trồng chính. Tuy nhiên, phần lớn đất lúa thuộc vùng chiêm trũng (8.612 ha), vào mùa mưa dễ bị ngập sâu, do nước sông Thao dâng cao và lượng mưa các nơi dồn về không thể tiêu thoát. Vì thế, đa số đất lúa chỉ cấy được 1 vụ.

Sản xuất lúa còn manh mún nên không đem lại hiệu quả kinh tế.
Sản xuất lúa còn manh mún nên không đem lại hiệu quả kinh tế.

Bên cạnh đó, sản xuất nhỏ lẻ, đất được chia thành từng ô nhỏ, trên đó mỗi hộ canh tác theo các kỹ thuật khác nhau, áp dụng các cơ cấu mùa vụ và giống khác nhau; cơ giới hóa chưa được áp dụng.

Đối với lúa các kỹ thuật ICM, IPM và SRI chưa được áp dụng nhiều. Nông dân vẫn áp dụng các chế độ bón phân thiếu cân đối, đạm được sử dụng nhiều hơn mức cần thiết. Nông dân vẫn cấy dày; lượng giống sử dụng là 50 - 60 kg/ha cho lúa thuần và 20 - 25 kg/ha cho lúa lai.

Từ năm 2008, SRI được đưa vào thử nghiệm. Hiện nay được áp dụng tại 13 huyện trên tổng số khoảng 10.000 ha, nhưng chỉ một phần của gói kỹ thuật này được áp dụng như một phần của ICM (cấy thưa, cấy ít dảnh, cấy mạ non). Nguyên nhân là do các điều kiện khí hậu, đất đai, tưới tiêu không phù hợp, nông dân quen cấy dày,...

Sản xuất rau màu cũng chưa theo hướng bền vững, các kỹ thuật ICM chưa được áp dụng nhiều, hiệu quả và năng suất chưa cao; Rơm rạ và thân xác cây trồng khác vẫn được đốt nhiều trên ruộng; chưa quản lý rác thải nông nghiệp tốt.

Các mối liên kết giữa nông dân với nhau và giữa nông dân với các đối tác khác chưa được phát trển và vì thế nông dân gặp khó khăn trong tiếp cận các nguồn cung cấp vật tư cần thiết cho sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm.

Áp dụng nhiều phương pháp hiện đại vào sản xuất nông nghiệp

Ông Trần Tú Anh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ - cho biết: Để khắc phục những hạn chế trên, ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ đang áp dụng hàng loạt các kỹ thuật hiện đại từ Dự án WB7 như: Xây dựng hệ thống CSA theo hướng cánh đồng mẫu (CĐM) cho sản xuất lúa và đa dạng các cây trồng vụ đông trên diện tích đất một vụ chiêm trũng (hiện nay đang trồng duy nhất một vụ lúa), sử dụng hệ thống thoát nước/hệ thống tưới trạm bơm Dậu Dương tại 2 huyện Tam Nông và Thanh Thủy.

Thứ trưởng Bộ NN& PTNT Lê Quốc Doanh trong 1 chuyến thăm cánh đồng lúa tại tỉnh Phú Thọ.
Thứ trưởng Bộ NN& PTNT Lê Quốc Doanh trong 1 chuyến thăm cánh đồng lúa tại tỉnh Phú Thọ.

Khảo sát xác định khu vực đang chịu ảnh hưởng của ngập nước vụ mùa có khả năng rút nước đảm bảo canh tác được vụ mùa khi hệ thống bơm tiêu nước Dậu Dương – Tam Nông khi đi vào hoạt động để thực hiện dự án thuộc các xã Dậu Dương, Thượng Nông và thị trấn Hưng Hoá

Lập kế hoạch có sự tham gia, thảo luận với các đối tác địa phương về hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ chế hỗ trợ và hướng tổ chức thực hiện; Xác định nhóm nông hộ tham gia hoạt động.

Đánh giá, lựa chọn giống lúa và cây trồng vụ đông thích hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương; xác định cơ cấu mùa vụ thích hợp (bao gồm cả việc phân tích mẫu đất, thử nghiệm so sánh, đánh giá một số giống lúa và giống cây trồng vụ đông khác nhau).

Xây dựng/hoàn thiện kỹ thuật canh tác bền vững cho lúa và cây trồng vụ Đông trong điều kiện cụ thể tại địa phương (ICM, SRI, IPM...) (bao gồm cả việc phân tích mẫu đất, thử nghiệm so sánh, đánh giá một số kỹ thuật, qui trình kỹ thuật tưới nước và phân bón,... khác nhau).

Xây dựng/hoàn thiện qui trình xử lý, bảo quản, sơ chế sau thu hoạch; chế biến thức ăn gia súc quy mô nhỏ; Phát triển các mối liên kết; xác định các đơn vị đối tác chính tham gia liên kết 4 nhà; Xây dựng/hoàn thiện qui trình xử lý xác cây trồng và sản phẩm phụ làm thức ăn chăn nuôi, che phủ đất hoặc làm phân bón hữu cơ; Hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng đồng ruộng (xây dựng hệ thống bờ thửa, hệ thống tưới tiêu, đảm bảo yêu cầu sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn).

Hỗ trợ tăng cường năng lực, sản xuất và cung ứng cây/hạt giống chất lượng của các đối tượng cây trồng (lúa, cây vụ đông); Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa sản xuất; Hỗ trợ nâng cấp/xây dựng hạ tầng, thiết bị phục vụ bảo quản và sơ chế sau thu hoạch, giảm thất thoát sau thu hoạch; Hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông (khoai tây, lạc, rau màu) sau 2 vụ lúa; đặc biệt chú trọng phát triển cây ngô vụ đông.

Tổ chức nông dân sản xuất lúa theo nhóm hộ và hỗ trợ nhóm thực hiện các hoạt động sản xuất theo hướng cánh đồng mẫu lớn (CĐML); Tổ chức tập huấn cho nông dân áp dụng phương pháp FFS; Tổ chức các buổi tham quan đồng ruộng để thảo luận hướng tới nhân ứng dụng các thực hành bền vững.

Hỗ trợ xây dựng hệ thống CSA theo hướng CĐM cho sản xuất lúa và đa dạng các cây trồng vụ Đông trên diện tích đất một vụ đồng chiêm trũng (hiện nay đang trồng duy nhất một vụ lúa), sử dụng hệ thống tưới tiêu/ thoát nước Đoan Hạ tại huyện Thanh Thủy.

Áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất rau vụ Đông trên đất chiêm trũng.
Áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất rau vụ Đông trên đất chiêm trũng.

Khảo sát xác định khu vực đang chịu ảnh hưởng của ngập nước vụ mùa có khả năng rút nước đảm bảo canh tác được vụ mùa khi hệ thống bơm tiêu nước Dậu Dương – Tam Nông khi đi vào hoạt động để thực hiện dự án thuộc các xã Hoàng Xá, Đoan Hạ, Sơn Thủy.

Lập kế hoạch có sự tham gia cùng với các nông hộ và các đối tác địa phương; thảo luận về hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ chế hỗ trợ và hướng tổ chức thực hiện; Xác định nhóm nông hộ (thuộc tổ chức dùng nước do hợp phần 1 xây dựng) tham gia hoạt động; Xây dựng kế hoạch hoạt động cùng với các nông hộ và các đối tác địa phương.

Nghiên cứu đánh giá, lựa chọn giống lúa và cây trồng vụ đông thích hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương (bao gồm cả việc phân tích mẫu đất, thử nghiệm so sánh, đánh giá một số giống lúa và giống cây trồng vụ đông khác nhau).

Nghiên cứu xây dựng/hoàn thiện kỹ thuật canh tác bền vững cho lúa và cây trồng vụ đông trong điều kiện cụ thể tại địa phương (bao gồm cả việc phân tích mẫu đất, thử nghiệm so sánh, đánh giá một số kỹ thuật, qui trình kỹ thuật tưới nước và phân bón,... khác nhau).

Nghiên cứu xây dựng/hoàn thiện qui trình xử lý, bảo quản, sơ chế sau thu hoạch; Phát triển các mối liên kết; bao gồm liên kết nông dân - nông dân, liên kết nông dân với các bên liên quan; xác định các đơn vị đối tác chính tham gia liên kết 4 nhà.

Nghiên cứu xây dựng/hoàn thiện qui trình xử lý xác cây trồng và sản phẩm phụ làm thức ăn chăn nuôi, che phủ đất hoặc làm phân bón hữu cơ; Hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng đồng ruộng (xây dựng hệ thống bờ thửa, hệ thống tưới tiêu, đảm bảo yêu cầu sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn).

Hỗ trợ tăng cường năng lực, sản xuất và cung ứng cây/hạt giống chất lượng của các đối tượng cây trồng (lúa, cây vụ đông); Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa sản xuất; Hỗ trợ nâng cấp/xây dựng hạ tầng, thiết bị phụ vụ bảo quản và sơ chế sau thu hoạch, giảm thất thoát sau thu hoạch; chế biến thức ăn gia súc quy mô nhỏ.

Hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông (khoai tây, lạc, rau màu) sau 2 vụ lúa; đặc biệt chú trọng phát triển cây ngô vụ đông. Tổ chức nông dân sản xuất lúa theo nhóm hộ và hỗ trợ nhóm thực hiện các hoạt động sản xuất theo hướng CĐML; Tổ chức tập huấn cho nông dân áp dụng phương pháp FFS; Tổ chức các buổi tham quan đồng ruộng để thảo luận hướng tới nhân rộng ứng dụng các thực hành bền vững.

“Trong quá trình triển khải Dự án của WB thì địa phươn cũng gặp một số khó khăn như khâu dồn ô đổi thửa để có mặt bằng sản xuất nông nghiệp rộng hơn, sản xuất đỡ manh mún hơn. Nói chung các kỹ thuật này mà áp dụng được hết tại Phú Thọ tôi tin sẽ rất hiệu quả” – ông Tú Anh nhận định.

IPM (Integrated Pests Management) - Hệ thống quản lý dịch hại trong đó căn cứ vào môi trường và các điều kiện sinh thái cụ thể và sự biến động quần thể các loài sinh vật gây hại mà sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp thích hợp để khống chế quần thể sinh vật gây hại luôn ở mức dưới ngưỡng gây hại kinh tế”.

IPC (Integrated Pestt Control) - Quản lý dịch hại tổng hợp trong nhiều trường hợp đồng nghĩa với phòng trừ sâu bệnh tổng hợp.

SRI (System Rice Intensification) - Hệ thống canh tác lúa cải tiến

ICM (Integrated Crop Management) - Quản lý Cây trồng Tổng hợp. Nếu trước đây có các biện pháp Quản lý Dịch hại Tổng hợp (IPM) và Quản lý Dinh dưỡng Tổng hợp (INM) thì hình thức ICM chính là sự kết hợp hài hòa của các biện pháp này.

FFS là tên gọi tiếng Anh của phương pháp lớp học hiện trường, hiểu đơn giản là cách thức “hội thảo đầu bờ”, “tham quan thực tế”, “chia sẻ kinh nghiệm”.

PV