1. Dòng sự kiện:
  2. Đại án Vạn Thịnh Phát

Xử vụ chạy thận tử vong: VKS đã thêm tội cho bác sĩ Lương?

(Dân trí) - Luật sư bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương cho rằng, trong bản đề nghị luận tội, VKS đã buộc tội cho bác sĩ Lương “gây thiệt hại cho nhà nước, làm tổn thất thiết bị, khi phải đầu tư lại hệ thống máy móc trong bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình” là không có căn cứ và là cáo buộc phát sinh.

Khẳng định lời khai sinh đôi là đúng !

Ngày thứ 10 xét xử, sáng nay, 25/5, nói về lời khai “sinh đôi” được luật sư Nguyễn Văn Chiến đưa ra trong phần xét hỏi (lời khai giống hệt nhau của Hoàng Công Lương và ông Hoàng Đình Khiếu - nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình), luật sư tiếp tục quan điểm cho rằng cơ quan tiến hành tố tụng đã vi phạm nguyên tắc tố tụng.

Luật sư Nguyễn Văn Chiến trình bày trước HĐXX (Ảnh: Trần Thanh).
Luật sư Nguyễn Văn Chiến trình bày trước HĐXX (Ảnh: Trần Thanh).

“Việc này không phải đơn giản liếc qua là thấy mà chúng ta phải phân tích kỹ càng. Việc đưa lời khai của người khác cho bị can xem về nguyên tắc là không được phép”, luật sư Chiến nói.

Lời khai tại cơ quan điều tra về việc giao nhiệm vụ cho bác sỹ Lương của ông Khiếu có 8 dòng, 80 chữ tại bút lục 1117 giống hệt lời khai của bác sỹ Lương, cũng 8 dòng, 84 chữ tại bút lục 961. Hai lời khai chỉ lệch nhau có 4 chữ, còn tất cả câu từ, cách sắp xếp giống hệt nhau.

Khác nhau 4 từ ở chỗ, lời khai ông Khiếu có 2 chữ “điều trị”, lời khai của Lương có thêm 2 chữ “chẩn đoán”. Đây chính là nội dung cáo buộc bác sỹ Lương nhận nhiệm vụ quản lý để đẩy trách nhiệm của ông Khiếu sang cho Lương.

“Cái này rõ ràng không phải tự bác sỹ Lương khai mà do cán bộ điều tra chuyển đến để thông lời khai của ông Khiếu cho Lương khai nhận, vi phạm nghiêm trọng tố tụng”, luật sư Chiến nói.

VKS xác định ngay từ khi chưa thu được sổ giao ban, bác sỹ Lương đã có lời khai nhận về trách nhiệm của mình là quản lý. Nhưng luật sư Chiến cho rằng lời khai trước đó đại diện VKS viện dẫn, bác sỹ Lương chỉ khai về trách nhiệm là quản lý về bác sỹ phục vụ nhiệm vụ khám chữa bệnh, không hề có trách nhiệm quản lý chung như ông Khiếu nói.

Chính vì vậy, lời khai của bác sỹ Lương ở những bản khai trước đó có 10 chữ đã được xóa, do không đúng với bản chất.

Trong lời khai này, nội dung thứ nhất là nhiệm vụ của bác sỹ ở khoa là nhiệm vụ chuyên môn khám chữa bệnh. Nhưng còn vế thứ hai, đại diện VKS cho rằng phù hợp với lời khai “sinh đôi” đã được xóa 10 chữ ở lời khai của Lương.

Hoàng Công Lương không thừa nhận việc điều tra viên viết thêm 10 chữ là "nhận nhiệm vụ quản lý phòng vật tư". Chính vì thấy phù hợp nên bác sỹ Lương đã yêu cầu xóa 10 chữ và điều tra viên đã phải xóa. Bên cạnh lời khai đó có chữ viết của Hoàng Công Lương với nội dung: “Xóa 10 chữ”.

Trong lời khai này, Hoàng Công Lương nhận trách nhiệm của mình là chịu trách nhiệm điều trị và quản lý phân công điều trị cho các bác sỹ, chứ không liên quan gì đến hệ thống lọc nước RO.

“Việc đại diện VKS phản bác chứng minh lời khai sinh đôi của luật sư, cho rằng không có sự giống nhau từng dấu chấm dấu phẩy. Nhưng xin thưa, không thể giống nhau như bản photo copy, nhưng 80 chữ là trùng lặp đấy. Hai người khai khác nhau không thể có chuyện giống nhau cả 80 chữ như vậy”, luật sư Nguyễn Chiến bào chữa.

Tại bản luận tội, đại diện VKS thừa nhận có nội dung giống nhau ấy và chỉ phản bác rằng không giống đến từng dấu chấm dấu phẩy, nhưng bản chất nội dung của lời khai là giống nhau.

Liên quan đến việc xuất cảnh đối với những người liên quan đến công tác điều tra, như việc nguyên Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, ông Trương Quý Dương xuất cảnh là không sai theo vị đại diện VKS. Tuy nhiên, luật sư Chiến cho rằng, văn bản vị đại diện VKS dẫn ra để loại bỏ trách nhiệm của ông Dương đã hết hiệu lực từ ngày Nghị định số 07 BCA ngày 31/12/2015 có hiệu lực.

Theo luật sư Chiến, Nghị định số 07 này có quy định rõ việc quy định xuất nhập cảnh trong Điều 21. Cụ thể là đối với nguyên Giám đốc Trương Quý Dương đang là người liên quan để thực hiện trách nhiệm trong vụ án. Việc ông Dương không tham gia phiên tòa, gây cản trở rất khó khăn trong quá trình xét xử vụ án.

Luật sư Chiến cũng đề nghị khởi tố ngay tại phiên tòa những người có liên quan, để làm rõ trách nhiệm và các vấn đề.

Trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thuộc về ai ?

Trong phần tự bào chữa sáng nay tại toà, bị cáo Hoàng Công Lương cho biết, trước tiên bản thân bị cáo xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất cũng như nỗi đau mất mát đến 9 gia đình bệnh nhân tử vong sau sự cố ngày 29/5/2017 cũng như những bệnh nhân bị ảnh hưởng do tồn dư hóa chất hệ thống RO số 2.

Bị cáo Hoàng Công Lương (Ảnh: Trần Thanh)
Bị cáo Hoàng Công Lương (Ảnh: Trần Thanh)

“Về việc đại diện VKS công bố bản luận tội, bị cáo không đồng ý với bản luận tội đó vì căn cứ không khách quan, bị cáo không có tội. Trước đó, ông Đinh Tiến Công cũng đã bổ sung sự phân công nhiệm vụ cho bị cáo vào sổ giao ban chứng tỏ không có quyết định nào của lãnh đạo khoa, lãnh đạo bệnh viện về phân công nhiệm vụ cho bị cáo. Bản thân bị cáo không có tội sao bị cáo nhận tội được, bị cáo thành khẩn khai báo với cơ quan điều tra, trước HĐXX công khai, chân thành. Sau bị cáo nhờ luật sư đưa ra những luận cứ chứng minh mình vô tội”, bị cáo Hoàng Công Lương trình bày.

Phản bác về việc đề nghị luận tội cho bị cáo Hoàng Công Lương của VKS, về việc truy tố bị cáo Lương về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, luật sư Lê Văn Thiệp (bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương) cho rằng, trách nhiệm đó phải thuộc về những người có chức vụ quản lý cao hơn.

Luật sư Lê Văn Thiệp.
Luật sư Lê Văn Thiệp.

“Trách nhiệm này phải thuộc về Trần Văn Thắng, nguyên Trưởng phòng Vật tư – thiết bị, BVĐK Hòa Bình, ông Hoàng Đình Khiếu, Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa HSTC BVĐK Hoà Bình và cao nhất là thuộc về nguyên Giám đốc của Bệnh viện là ông Trương Quý Dương, chứ bị cáo Hoàng Công Lương khi đó chỉ có chuyên môn là bác sĩ điều trị chứ không phải là người có trách nhiệm quản lý” , luật sư Thiệp lập luận.

Đại diện VKS: “Nội dung clip luật sư cung cấp không làm thay đổi hành vi phạm tội của bị cáo Hoàng Công Lương”

Đại diện VKS.
Đại diện VKS.

Mở đầu phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát (VKS) nêu quan điểm, sau khi xem xét chứng cứ luật sư giao nộp cho tòa cho rằng đó là bằng chứng mới trong vụ án, VKS có quan điểm cuộc gọi giữa ông Hoàng Đình Khiếu (Phó giám đốc bệnh viện) và bà Bùi Thị Phương Thúy (Phó Trưởng phòng tài chính) liên quan đến hợp đồng số 315 ký giữa bệnh viện Công ty Thiên Sơn về việc sửa chữa, thay thế vật tư hệ thống lọc thận.

“Qua kiểm tra được ghi lại từ tháng 6/2017. Cuộc hội thoại này có nội dung ghi âm. Tuy nhiên không có việc thanh lý hợp đồng 315, cơ quan công an cũng không thu giữ bản hợp đồng này. Qua đó, nội dung trong đoạn ghi âm trên không làm thay đổi hành vi của ba bị cáo, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố 3 bị cáo”, đại diện VKS nêu rõ.

Trần Thanh