Mitsubishi nắm quyền quản lí liên doanh tại Việt Nam

(Dân trí) - Công ty sản xuất ôtô Nhật Bản đã quyết định tăng tỉ lệ góp vốn trong liên doanh sản xuất ôtô tại Việt Nam sau khi mua lại toàn bộ cổ phần của cổ đông Malaysia (thương hiệu Proton) tại liên doanh Vinastar để chính có quyền quản lí thống nhất toàn bộ hoạt động của công ty tại Việt Nam.


Liên doanh Vinastar, chuyên nhập khẩp và lắp ráp các mẫu xe Mitsubishi, được thành lập từ năm 1994 với 4 cổ đông đến từ Nhật Bản, Việt Nam và Malaysia

Liên doanh Vinastar, chuyên nhập khẩp và lắp ráp các mẫu xe Mitsubishi, được thành lập từ năm 1994 với 4 cổ đông đến từ Nhật Bản, Việt Nam và Malaysia

Với cổ phần 82% trong liên doanh mới mang tên Mitsubishi Motors Việt Nam (MMV), Mitsubishi đã chính thức nằm dưới sự điều hành tuyệt đối thương hiệu Nhật Bản này tại Việt Nam (đối tác còn lại là công ty xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư giao thông vận tải thuộc Bộ Giao thông Vận tải).

Động thái này hướng tới việc đầu tư lâu dài tại Việt Nam với việc ở rộng các dòng sản phẩm được lắp ráp trong nước. Nhà máy hiện tại Mitsubishi tại Việt Nam có năng lực sản xuất 1.500 xe/năm, còn lại hầu hết là nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước khác.

Trong năm 2015 vừa qua, Mitsubishi bán được 4.145 xe, chiếm chưa tới 2% thị phần ngành công nghiệp ôtô Việt Nam (chỉ 2% trong doanh số của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam - VAMA). Dự kiến trong thời gian tới đây, thương hiệu Nhật Bản này sẽ tăng sản lượng lên 8.000 xe/năm, cũng như tăng thêm các chủng loại xe lắp ráp trong nước.

Mitsubishi dự định đưa Việt Nam trở thành nơi sản xuất mẫu Outlander thứ 4 trên thế giới, sau Nhật Bản, Nga và Trung Quốc
Mitsubishi dự định đưa Việt Nam trở thành nơi sản xuất mẫu Outlander thứ 4 trên thế giới, sau Nhật Bản, Nga và Trung Quốc

Trả lời câu hỏi của báo Dân trí về việc đâu là điều kiện tiên quyết để có thể phát triển ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam, tân Tổng Giám đốc của MMV - ông Kenichi Horinouchi cho biết, để có thể phát triển mạnh mẽ và đủ tầm cạnh tranh với các nước khu vực cũng như đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất ôtô Việt Nam trước các thách thức hội nhập (*), các nhà sản xuất linh kiện phụ trợ Việt Nam phải biết cách liên kết với nhau để có một chiến lược phát triển đồng đều, phát huy thế mạnh và đảm bảo năng lực sản xuất từ đó mang lại lợi nhuận. Lấy ví dụ, tại phía Nam hiện nay có ba nhà sản xuất ôtô Nhật Bản là Suzuki, Mitsubishi, Isuzu thì mỗi hãng đều có những nhà cung ứng riêng cho dù các sản phẩm cung cấp đều cùng chủng loại, điều này dẫn tới việc không tối ưu được đầu tư, không phát triển được chất lượng và quy mô sản xuất.

Ông Horinouchi cũng cho biết một yếu tố quan trọng nữa là việc phải chuyển đổi quy mô sản xuất, từ yếu tố thủ công sang sản xuất công nghiệp thì mới có thể nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm cũng như cạnh tranh cùng các đối thủ đến từ Thái Lan hay Malaysia.

Hiện tại, Mitsubishi chủ yếu vẫn nhập khẩu nguyên chiếc xe từ thị trường Thái Lan (xe cỡ nhỏ, xe bán tải…) và Nhật Bản (crossover, SUV…) và hiện chỉ còn duy nhất mẫu xe lắp ráp trong nước là Pajero Sport.

(*) Nếu đáp ứng được tỉ lệ nội địa hóa theo cách tính của ASEAN, các mẫu xe sản xuất trong khối sẽ được ưu đãi về thuế quan (thuế nhập khẩu bằng 0).

Mitsubishi nắm quyền quản lí liên doanh tại Việt Nam - 3
Mitsubishi nắm quyền quản lí liên doanh tại Việt Nam - 4
Mitsubishi nắm quyền quản lí liên doanh tại Việt Nam - 5