Tranh luận “vụ” 8X biến WC công sở thành phòng riêng

Khi tiền thuê nhà cũng là con số ngất ngưởng, một 8X Trung Quốc đã phải chọn giải pháp “biến WC công sở thành nơi ở".

Tranh luận “vụ” 8X biến WC công sở thành phòng riêng - 1

Bức ảnh được đăng trên mạng
 
Những ngày gần đây, bức ảnh về "căn phòng WC" của một 8X đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cư dân mạng. Trên bức ảnh là phần chú thích của cô gái trẻ “Đây là căn buồng đựng đồ lặt vặt kiêm WC của công ty tôi (hiện giờ là chỗ ở của tôi), căn buồng được thiết kế khá ổn, rộng chừng 7m2, trong buồng còn có bồn rửa tay và toa-lét. Hình như ban đầu căn phòng này vốn được thiết kế để làm phòng nghỉ ngơi. Tuy không có cửa sổ, tắt đèn đi sẽ tối om nhưng 4 bức tường xung quanh đều là gạch men trắng sạch sẽ, lại có cả 1 tấm gương to. Quan trọng nhất là nó được công ty cấp miễn phí.

 

Rất nhiều cư dân mạng đã đánh giá cao ý tưởng này. Nickname Feng Fei Yang nhận xét: “Rất hay, bài trí khá ổn, có một chỗ ấm áp cho riêng mình như vậy còn gì bằng”. Một nickname khác hào hứng: “Khá ổn, bét ra vẫn hơn thuê nhà trọ một người ở, hơn nữa tất tần tật các thủ tục đều được giải quyết ngay tại chỗ, thật tiết kiệm”.

 

Nhưng cũng có một số người “lên án” phương thức trên: “Ở thế thì ăn cơm kiểu gì? Cũng ăn tại đấy luôn à? Vấn đề là ngồi ăn trong đó cứ chằm chằm vào cái bồn toa-lét thấy có vẻ không bình thường nhỉ?” , “Một mình hy sinh như thế còn được, sau này có gia đình rồi sống sao nổi?”, “Xin hỏi là bạn ý đi vệ sinh khỏi cần xuống giường đúng không?”…

 

Rồi có người kết luận: “Các bạn cứ tranh luận làm gì vậy, bây giờ kiếm việc làm khó biết nhường nào, có một chỗ ở là tốt lắm rồi”.

 

Trước thực trạng trên, một chuyên gia Kinh tế của Trung Quốc cho biết: “Tôi ủng hộ dự án những căn nhà nhỏ bởi có thể đáp ứng thêm được nhu cầu của rất nhiều người. Như vậy còn giảm được gánh nặng mua nhà và áp lực cuộc sống cho số đông, nhất là với những người trẻ”. Còn về hiện tượng mà bài viết đưa tin, ông nhận xét: “Đây chỉ là hình thức ký túc một người đơn giản, không có không khí gia đình. Nhà ở và gia đình cần phải hài hòa, gắn bó với con người, những người trẻ cô đơn hay bôn ba lao động bên ngoài rất khó cảm nhận điều đó”.

 

Theo Zing