Thánh Gióng, Thạch Sanh, Yết Kiêu qua trí tưởng tượng của hoạ sĩ trẻ

(Dân trí) - 8 vị anh hùng trong lịch sử, thần thoại và tưởng tượng của các hoạ sĩ trẻ là những tác phẩm tham dự cuộc thi vẽ về nhân vật anh hùng có quy mô toàn quốc.

Những bức tranh này được triển lãm trong buổi trao giải cuộc thi vẽ Sáng tạo nhân vật siêu anh hùng "Super Hero" tại Hà Nội và TP.HCM.

Tác giả của những bức tranh là các họa sĩ trẻ có độ tuổi từ 15 trở lên. Các họa sĩ trẻ đến từ các trường trung học, đại học và cao đẳng thuộc 15 tỉnh, thành phố. Bất kể là họa sĩ chuyên nghiệp hay nghiệp dư, các bạn trẻ đều đã thể hiện ước mơ của mình qua bức vẽ nhân vật anh hùng trong trí tưởng tượng.

Đoạt giải Nhất cuộc thi là bức vẽ Thánh Gióng, do nhóm họa sĩ trẻ đến từ Tuyên Quang Hoàng Vũ Thục Oanh (THCS Lê Quý Đôn) và bạn Trần Việt Tùng (THPT Tân Trào). Xúc động vì tác phẩm của mình đoạt giải Nhất, bạn Thục Oanh chia sẻ: “Mình còn khá nhỏ tuổi lại là lần đầu tham gia cuộc thi lớn như thế này, không ngờ mình lại đoạt giải Nhất.

Ý tưởng về nhân vật Thánh Gióng đến với mình rất tình cờ. Khi xem các tác phẩm dự thi của các bạn, mình thấy hầu hết các bạn trẻ đều vẽ về các anh hùng nước ngoài. Khi đó mình nảy ra ý tưởng là hướng đến những nhân vật anh hùng khác, đó là những anh hùng của dân tộc Việt Nam. Và mình đã nghĩ ngay đến nhân vật Thánh Gióng. Mình và anh Tùng đã cùng nhau triển khai ý tưởng này".

Cùng với tác phẩm đoạt giải Nhất, nhiều tác phẩm khác của thí sinh gửi về cuộc thi này thể hiện các nhân vật anh hùng trong thần thoại của Việt Nam, hoặc dùng chất liệu dân gian để sáng tạo nên một nhân vật mới mang đậm hào khí dân tộc.

Mời độc giả xem những tác phẩm nổi bật đó:


Bức vẽ Thánh Gióng - giải Nhất cuộc thi. Thánh Gióng hay Phù Đổng Thiên Vương, là một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Người Anh hùng đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm giữ nước. Với sức khỏe phi thường và bộ giáp sắt, Thánh Gióng một mình dùng tre ngà chống phá giặc Ân trên lưng ngựa sắt biết thổi ra lửa.

Bức vẽ Thánh Gióng - giải Nhất cuộc thi. Thánh Gióng hay Phù Đổng Thiên Vương, là một trong "tứ bất tử" của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Người Anh hùng đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm giữ nước. Với sức khỏe phi thường và bộ giáp sắt, Thánh Gióng một mình dùng tre ngà chống phá giặc Ân trên lưng ngựa sắt biết thổi ra lửa.


Hình ảnh Thạch Sanh chém chằn tinh: Câu chuyện bắt đầu khi mọi người dân lầm than trong cảnh bị chằn tinh quấy nhiễu, nhiều người đã bỏ mạng vì con yêu tinh này. Trong hoàn cảnh đó, Thạch Sanh quyết định đi tìm cách diệt con ác thú này. Nhờ được ban tặng cho giáp tay rồng vàng và rìu vàng, cùng lòng dũng cảm và võ công hơn người đã giúp Thạch Sanh tiêu diệt ác thú.

Hình ảnh Thạch Sanh chém chằn tinh: Câu chuyện bắt đầu khi mọi người dân lầm than trong cảnh bị chằn tinh quấy nhiễu, nhiều người đã bỏ mạng vì con yêu tinh này. Trong hoàn cảnh đó, Thạch Sanh quyết định đi tìm cách diệt con ác thú này. Nhờ được ban tặng cho giáp tay rồng vàng và rìu vàng, cùng lòng dũng cảm và võ công hơn người đã giúp Thạch Sanh tiêu diệt ác thú.

Nhân vật Thạch Sanh nhìn từ phía trước
Nhân vật Thạch Sanh nhìn từ phía trước

Bù rơm – vệ thần nông nghiệp. Lời đề tựa: Hắn rời khỏi giấc mộng, nhìn những dải mây vàng của chiều tà. Một ngày nữa tàn rụi. Hắn không biết ngày đầu tiên hắn thấy hoàng hôn là khi nào. Chỉ nhớ kí ức xưa kia, vào nạn đói năm 1945, khi đang hấp hối vì cơn đói dày vò đằng đẵng, hắn nhìn lên khoảng không ảm đạm của ngày tàn, ước nguyện rằng mình có thể trở thành một người bảo vệ quê hương thoát khỏi đói khổ. Và hắn tỉnh dậy trong thân xác một bù nhìn. Nhìn cánh đồng tít tắp ngay trước mắt, Bù Rơm vung chiếc gậy tre trên tay lên. Hàng ngàn đốm sáng lấp lánh từ chiếc gậy lan tỏa ra khắp cánh đồng. Rồi hạt sự sống sẽ theo những đốm sáng đó gieo vào đất, bảo vệ những mầm cây mà người nông dân đã cất công gieo cấy, cho đến ngày chúng ra hoa kết trái.

Bù rơm – vệ thần nông nghiệp. Lời đề tựa: "Hắn rời khỏi giấc mộng, nhìn những dải mây vàng của chiều tà. Một ngày nữa tàn rụi. Hắn không biết ngày đầu tiên hắn thấy hoàng hôn là khi nào. Chỉ nhớ kí ức xưa kia, vào nạn đói năm 1945, khi đang hấp hối vì cơn đói dày vò đằng đẵng, hắn nhìn lên khoảng không ảm đạm của ngày tàn, ước nguyện rằng mình có thể trở thành một người bảo vệ quê hương thoát khỏi đói khổ. Và hắn tỉnh dậy trong thân xác một bù nhìn. Nhìn cánh đồng tít tắp ngay trước mắt, Bù Rơm vung chiếc gậy tre trên tay lên. Hàng ngàn đốm sáng lấp lánh từ chiếc gậy lan tỏa ra khắp cánh đồng. Rồi hạt sự sống sẽ theo những đốm sáng đó gieo vào đất, bảo vệ những mầm cây mà người nông dân đã cất công gieo cấy, cho đến ngày chúng ra hoa kết trái".

Vị anh hùng mới, bước ra từ trí tưởng tượng của họa sĩ. Cô tên là Hương. ​Không chỉ giải cứu con người, chính những nhân vật anh hùng đôi khi bị mắc kẹt giữa những lời nguyền, trách nhiệm. Điển hình như Hương, nhân vật ẩn dụ có cái tên lấy từ chữ “quê hương” đang dần bị hóa băng khi chưa kết tinh được 5 yếu tố: Đoàn kết – Dũng cảm – Công bằng – Kiên định – Công lý.
Vị anh hùng mới, bước ra từ trí tưởng tượng của họa sĩ. Cô tên là Hương. ​Không chỉ giải cứu con người, chính những nhân vật anh hùng đôi khi bị mắc kẹt giữa những lời nguyền, trách nhiệm. Điển hình như Hương, nhân vật ẩn dụ có cái tên lấy từ chữ “quê hương” đang dần bị hóa băng khi chưa kết tinh được 5 yếu tố: Đoàn kết – Dũng cảm – Công bằng – Kiên định – Công lý.

Yết Kiêu - hình ảnh một vị tướng thủy quân tài tình và trung thành với nước nhà luôn sống mãi trong lòng muôn dân. Qua trí tưởng tượng của họa sĩ, sau khi qua đời, Yết Kiêu hóa thân thành người cá, sống dưới thủy cung. Với trí lực phi thường, bơi lượn thoăn thoắt, và có thể sống được trên cạn, luôn luôn giúp đỡ muôn loài dưới nước. Bấy giờ, có một ngọn núi lửa nằm dưới thủy cung đã năm trăm năm nay, không hiểu vì sao, bỗng chốc bùng cháy khiến toàn biển khơi ngập ngụa 1 màu đen tối khiến sinh vật biển mệt mỏi, thậm chí có một số đã chết. Mang trong người dòng máu thần tiên, Yết Kiêu nghiễm nhiên miễn nhiễm với sự biến chuyển bất thường này. Anh đã cùng với đội quân của mình nhanh chóng đi đến mọi vùng nước bị dịch bệnh và cứu chữa. Yết Kiêu đi đến đâu, thì chiếc vây của anh lọc sạch không khí đến đó, khiến cho muôn loài dần dần thoát khỏi cơn nguy kịch.

Yết Kiêu - hình ảnh một vị tướng thủy quân tài tình và trung thành với nước nhà luôn sống mãi trong lòng muôn dân. Qua trí tưởng tượng của họa sĩ, sau khi qua đời, Yết Kiêu hóa thân thành người cá, sống dưới thủy cung. Với trí lực phi thường, bơi lượn thoăn thoắt, và có thể sống được trên cạn, luôn luôn giúp đỡ muôn loài dưới nước. Bấy giờ, có một ngọn núi lửa nằm dưới thủy cung đã năm trăm năm nay, không hiểu vì sao, bỗng chốc bùng cháy khiến toàn biển khơi ngập ngụa 1 màu đen tối khiến sinh vật biển mệt mỏi, thậm chí có một số đã chết. Mang trong người dòng máu thần tiên, Yết Kiêu nghiễm nhiên miễn nhiễm với sự biến chuyển bất thường này. Anh đã cùng với đội quân của mình nhanh chóng đi đến mọi vùng nước bị dịch bệnh và cứu chữa. Yết Kiêu đi đến đâu, thì chiếc vây của anh lọc sạch không khí đến đó, khiến cho muôn loài dần dần thoát khỏi cơn nguy kịch.


Hỏa Chi Ý Chí - Thời kỳ Hùng Vương, Trần Ngọc Tuấn sinh ra là con nhà võ. Dòng họ Trần là dòng họ có hỏa đao thuật trứ danh. Và Tuấn là người con duy nhất trong 6 người con thừa kế hỏa tuyệt kĩ của người cha. Trong trận truy đuổi của quân Tần, cậu lạc gia đình và vô tình gặp lão bậc thầy võ thuật cổ truyền, ở đây Tuấn được lão rèn luyện cho một ý chí mạnh mẽ, tất cả là do lửa hận thù trong lòng mà cậu chưa thể sử dụng được Hỏa Đao. Nhờ sự giác ngộ, Tuấn luyện thành Hỏa Chi Ý Chí và rời khỏi ngọn núi, nhanh chóng trở thành thủ lĩnh dẹp loạn quân Tần. Cuộc chiến kéo dài mấy năm, với tuyệt kĩ Hỏa Đao, Tuấn đã dẹp không ít quân Tần. Đến năm 214 TCN, Thủy Hoàng sai Đồ Thư mang 50 vạn binh chia làm 5 đạo truy quét đạo quân của Tuấn, cậu phải rút vào rừng sâu nhưng không thoát nổi với đại đạo quân quá mạnh. Tuấn đã hi sinh trận đó, tiếp nhận ý chí của cậu, Tổ quốc đã vinh danh Tuấn là ngọn lửa sống.

Hỏa Chi Ý Chí - Thời kỳ Hùng Vương, Trần Ngọc Tuấn sinh ra là con nhà võ. Dòng họ Trần là dòng họ có hỏa đao thuật trứ danh. Và Tuấn là người con duy nhất trong 6 người con thừa kế hỏa tuyệt kĩ của người cha. Trong trận truy đuổi của quân Tần, cậu lạc gia đình và vô tình gặp lão bậc thầy võ thuật cổ truyền, ở đây Tuấn được lão rèn luyện cho một ý chí mạnh mẽ, tất cả là do lửa hận thù trong lòng mà cậu chưa thể sử dụng được Hỏa Đao. Nhờ sự giác ngộ, Tuấn luyện thành Hỏa Chi Ý Chí và rời khỏi ngọn núi, nhanh chóng trở thành thủ lĩnh dẹp loạn quân Tần. Cuộc chiến kéo dài mấy năm, với tuyệt kĩ Hỏa Đao, Tuấn đã dẹp không ít quân Tần. Đến năm 214 TCN, Thủy Hoàng sai Đồ Thư mang 50 vạn binh chia làm 5 đạo truy quét đạo quân của Tuấn, cậu phải rút vào rừng sâu nhưng không thoát nổi với đại đạo quân quá mạnh. Tuấn đã hi sinh trận đó, tiếp nhận ý chí của cậu, Tổ quốc đã vinh danh Tuấn là "ngọn lửa sống".


Chân Mỹ - Thời kỳ An Dương Vương, nhân dân Âu Lạc sống yên bình, làm ăn ấm no. Ở ngôi làng nhỏ, có một gia đình của một nữ thầy thuốc, nàng tên là Chân Mỹ, sống bên chồng và con rất hạnh phúc. Chân Mỹ xinh đẹp, giản dị, từ nhỏ đã đi theo các già làng học hỏi tìm tòi về các phương pháp chữa bệnh.. Với tư chất thông minh, ham tìm tòi khám phá, nên khi lớn lên, nàng dẫn trở thành người thầy thuốc giỏi nhất trong làng, và cả nước Âu Lạc. Ngày Triệu Đà xâm lược Âu Lạc, gia đình nàng trong cơn loạn lạc đã chia cắt trong cảnh binh đao. Nàng được một vị cao nhân cứu sống, và truyền cho nàng nhiều phương pháp chữa các bệnh lạ. Giã từ vị cao nhân, nàng bắt đầu cuộc hành trình, chữa bệnh cho dân chúng khắp mọi nơi, nơi đâu có dịch bệnh là nơi đó có nàng cứu chữa, giúp cho bá tánh. Và mong muốn của nàng bên cạnh có thể chữa khỏi bệnh cho người dân, nàng cũng mong gặp lại chồng và con đã thất lạc của mình năm xưa. Cuộc hành trình vẫn còn kéo dài...

Chân Mỹ - Thời kỳ An Dương Vương, nhân dân Âu Lạc sống yên bình, làm ăn ấm no. Ở ngôi làng nhỏ, có một gia đình của một nữ thầy thuốc, nàng tên là Chân Mỹ, sống bên chồng và con rất hạnh phúc. Chân Mỹ xinh đẹp, giản dị, từ nhỏ đã đi theo các già làng học hỏi tìm tòi về các phương pháp chữa bệnh.. Với tư chất thông minh, ham tìm tòi khám phá, nên khi lớn lên, nàng dẫn trở thành người thầy thuốc giỏi nhất trong làng, và cả nước Âu Lạc. Ngày Triệu Đà xâm lược Âu Lạc, gia đình nàng trong cơn loạn lạc đã chia cắt trong cảnh binh đao. Nàng được một vị cao nhân cứu sống, và truyền cho nàng nhiều phương pháp chữa các bệnh lạ. Giã từ vị cao nhân, nàng bắt đầu cuộc hành trình, chữa bệnh cho dân chúng khắp mọi nơi, nơi đâu có dịch bệnh là nơi đó có nàng cứu chữa, giúp cho bá tánh. Và mong muốn của nàng bên cạnh có thể chữa khỏi bệnh cho người dân, nàng cũng mong gặp lại chồng và con đã thất lạc của mình năm xưa. Cuộc hành trình vẫn còn kéo dài...


Lạc Tiên là con thứ 6 của Sơn Tinh. Vì Thái Hy – thần trí tuệ tiết lộ rằng, người con thứ 6 của ngài sẽ mạnh hơn cả cha nó và có một ngày sẽ lật đổ Sơn Tinh để giành quyền cai quản núi Tản Viên. Vì lời sấm này, Sơn Tinh quyết định sẽ quẳng đứa bé từ núi Tản Viên xuống trần ngay từ lúc nó mới sinh ra để diệt trừ hậu họa. Ngày Lạc Tiên chào đời, cả ngọn núi Tản Viên bừng sáng, hết thảy muôn thú đều quỳ rạp để phục tùng. Mỵ Nương nhờ con trai là Đằng Long, vị thần gió có bốn tai mách cho ý định của Sơn Tinh. Nàng đánh tráo đứa trẻ bằng một hòn đá được hóa phép rồi đưa cho Sơn Tinh, ông không mảy may nghi ngờ liền ném thẳng hòn đá từ núi Tản Viên xuống mặt đất. Mỵ Châu bí mật đưa Lạc Tiên xuống trần thế, nhờ Mộc Liên, một vị thần rừng trung thành, tận tụy nuôi dưỡng. Lạc Tiên càng lớn càng khỏe mạnh, thông minh, có khả năng thu phục muông thú, sức địch muôn người, võ nghệ tinh thông lại có tài thần cơ diệu toán. Lạc Tiên là người đã diệt trừ biết bao bạo thần dữ quỷ để trừ hại cho dân nhưng chiến công lớn nhất của chàng phải kể đến việc đánh bại Cổ Hùng.

Lạc Tiên là con thứ 6 của Sơn Tinh. Vì Thái Hy – thần trí tuệ tiết lộ rằng, người con thứ 6 của ngài sẽ mạnh hơn cả cha nó và có một ngày sẽ lật đổ Sơn Tinh để giành quyền cai quản núi Tản Viên. Vì lời sấm này, Sơn Tinh quyết định sẽ quẳng đứa bé từ núi Tản Viên xuống trần ngay từ lúc nó mới sinh ra để diệt trừ hậu họa. Ngày Lạc Tiên chào đời, cả ngọn núi Tản Viên bừng sáng, hết thảy muôn thú đều quỳ rạp để phục tùng. Mỵ Nương nhờ con trai là Đằng Long, vị thần gió có bốn tai mách cho ý định của Sơn Tinh. Nàng đánh tráo đứa trẻ bằng một hòn đá được hóa phép rồi đưa cho Sơn Tinh, ông không mảy may nghi ngờ liền ném thẳng hòn đá từ núi Tản Viên xuống mặt đất. Mỵ Châu bí mật đưa Lạc Tiên xuống trần thế, nhờ Mộc Liên, một vị thần rừng trung thành, tận tụy nuôi dưỡng. Lạc Tiên càng lớn càng khỏe mạnh, thông minh, có khả năng thu phục muông thú, sức địch muôn người, võ nghệ tinh thông lại có tài thần cơ diệu toán. Lạc Tiên là người đã diệt trừ biết bao bạo thần dữ quỷ để trừ hại cho dân nhưng chiến công lớn nhất của chàng phải kể đến việc đánh bại Cổ Hùng.

Mai Châm

Tranh: Arena Multimedia