Khi facebook "lệch pha" cuộc sống

Tham gia vào Hội, bạn Thu Mai (SV CĐ Bách Việt, Q.Phú Nhuận) bắt đầu "thoáng" hơn trong cách ăn mặc, Mai cũng thường xuyên chụp ảnh mát mẻ để post lên Facebook vì theo tiêu chí của Hội là "Đẹp thì ngại gì mà không sexy", làm bạn bè ai cũng thấy ngại khi gặp mặt.

Một lần đang lén lút bấm chuông nhà hàng xóm, nhờ bạn chụp ảnh để post lên tường của Hội, báo cáo "thành tích", D.V.N. (lớp 10 THPT Lý Thường Kiệt, Hà Nội), thành viên của Hội những người thích bấm chuông trộm trên Facebook, đã bị các chú công an mời về phường làm việc.

 

Trường hợp của Nam chỉ là một trong những bước lệch buồn từ Facebook đến cuộc sống...

 

Chạy theo... "tiêu chí"

 

Các "hội" có tiêu chí lạ đời như thế xuất hiện ngày càng nhiều. Càng lạ đời hơn, có những teen không ngần ngại nhấp chuột trở thành thành viên, rồi chạy theo những tiêu chí không thể kì cục hơn của các hội ấy.

 
Khi facebook "lệch pha" cuộc sống  - 1
"Hội những người thích bấm chuông trộm" và một buổi tối offline.
 

Tham gia vào "Hội những người thích chửi bậy", P.H (lớp 10 THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.11, TP.HCM) đều đặn đăng lên tường những câu chửi bức xúc về chuyện tình cảm, học hành. "Admin của Hội đã nói nhóm này dành cho những người coi chửi bậy là một phần của cuộc sống và chửi hay cũng là một nghệ thuật (!?) Nên mình càng chửi càng được nhiều người bấm "like" khí thế luôn!", Hưng cho biết.

 

Chửi nhiều quen... tay nên bạn bè ai cũng ngạc nhiên khi anh chàng Hưng ngoan hiền ngày xưa bây giờ chat luôn chêm vào một vài từ "đen" và xem đó là chuyện bình thường.

 

"Hội những người yêu thích phong cách sexy" thường xuyên cập nhật những hình ảnh gợi cảm của các người đẹp trong và nước ngoài, phát triển công khai với gần 2.000 thành viên. "Hôm trước mình click vào mấy tấm hình người đẹp "thiếu vải" trong album của Hội, thì ba mình bước vào phòng và mắng mình té tát vì nghĩ mình đang xem website đồi trụy!", chủ Facebook tên Shinji ngậm ngùi kể lại.

 

Nguy hiểm hơn, tham gia vào Hội này, bạn Thu Mai (SV trường CĐ Bách Việt, Q.Phú Nhuận) bắt đầu "thoáng" hơn trong cách ăn mặc, Mai cũng thường xuyên chụp ảnh mát mẻ để post lên Facebook vì theo tiêu chí của Hội là "Đẹp thì ngại gì mà không sexy", làm bạn bè ai cũng thấy ngại khi gặp mặt.

 
Khi facebook "lệch pha" cuộc sống  - 2

Không ít bạn trẻ "lệch đường" do không kiểm soát được hành vi  trên diễn đàn. (ảnh minh họa)
 

Những bước lệch buồn

 

Thông thường các hội nhóm tổ chức offline để gặp gỡ, làm quen các thành viên và chia sẻ về sở thích chung của cả hội. Nhưng với "Hội những người thích bấm chuông trộm" thì buổi offline nào cũng phải sau 10 giờ tối và yêu cầu các thành viên phải đi xe máy để... bấm chuông nhà người ta rồi phóng xe chạy cho lẹ.

 

Hầu hết các thành viên đều là học sinh cấp 3 và sau mỗi đợt thi học kỳ thì cả hội lại í ới rủ nhau offline. Đoạn clip mới nhất của hội quay lại cảnh các thành viên chạy xe dọc các con hẻm và bấm chuông từng nhà. Clip này đã gây bức xúc trong cộng đồng mạng.

 

Như Ngọc (lớp 11 THPT Gia Định, Q.Bình Thạnh) nói "Các bạn ấy không ý thức được việc mình làm là phạm tội gây rối trật tự nơi công cộng hay sao mà còn tự hào tung clip phá làng phá xóm lên như vậy nhỉ?"

 

Bạn N.H (lớp 11 trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội) ngậm ngùi kể chuyện, anh của bạn ấy, SV ĐH Văn Hoá, trong một lần chạy xe từ Láng Hạ đến Mỹ Đình để offline cùng "Hội những người thích lượn phố không mục đích" đã gặp tai nạn. Trước đây, anh ấy thường tự hào với câu slogan của Hội là "kệ thời tiết, mặc giá xăng, siêng năng lượn phố" giờ nằm một chỗ trong bệnh viện, cảm thấy ân hận thì đã muộn...

 

Theo cô Võ Thị Minh Huệ (Chuyên gia tâm lí Văn phòng Tư vấn Tâm lí trẻ, TP.HCM) cho biết: "Những nghiên cứu cho thấy người trẻ bị khủng hoảng tâm lí đều do quá lạm dụng vào Facebook nên không kiểm soát được hành vi, nhận thức của chính mình." Theo cô Minh Huệ, teen vẫn nên duy trì kết nối các mối quan hệ với nhau trên Facebook nhưng không nên chơi quá 3 giờ/ ngày vì càng sử dụng Facebook lâu, chúng ta càng dễ bị... nghiện.

 

Trước khi click "like" vào một Hội nhóm nào chỉ để cho vui, để a dua theo số đông, hãy tự hỏi xem mình được gì và mất gì khi trở thành thành viên của Hội đó. Chẳng hạn như khi tham gia vào Hội thích chửi bậy, sự lây lan của những ngôn từ thiếu lành mạnh này sẽ tiêm nhiễm vào đầu óc của các teen, làm teen nghĩ rằng đó là chuyện bình thường. Chưa kể, trở thành thành viên của Hội có một cái tên hết sức tiêu cực có nghĩa là chúng ta, một mức độ nào đó, đã công khai thừa nhận tật xấu ấy. Bạn bè, người thân biết được sẽ nghĩ gì về bạn?

 

Có một mạng xã hội với nhiều phương thức kết nối giúp chúng ta làm bạn với hàng ngàn người thì đã đủ chưa, nếu như ngoài đời thực chúng ta không thực sự kết nối được với bất cứ được với bất cứ ai?

 

N.D.Q, 20 tuổi, SV ĐH Xây dựng là quản trị của "Hội những người đang yêu mà không dám thổ lộ", một nhóm có trên 7.000 thành viên. Q. đã rủ bạn N.T.Y (SV ĐH Quốc gia) đi chơi, sau đó ra tay sát hại bạn gái của mình. Một số thành viên thắc mắc: "Liệu tâm lí ức chế chung của Hội này có gây ảnh hưởng đến hành vi của Q. không?"

 

Theo Quỳnh Trân

Mực Tím