Đêm thơ Bertolt Brecht:

Đừng khóc nữa thơ ơi!

(Dân trí) - Có những điều lạ thành quen, thu hút được đám đông nhờ những diễn biến ồn ào náo nhiệt. Có những điều quen thành lạ, thơ… là như vậy. Đêm thơ Bertolt Brecht đợi chờ khán giả.

Đây là tập thơ dịch đầu tiên của Bertolt Brecht được xuất bản ở Việt Nam.

 

Mặc dù chương trình đọc thơ được ấn định vào lúc 18h, thứ Năm, 7/12/2006, nhưng phải chậm lại 30 phút vì người đến nghe thơ quá ít. Nam thanh nữ tú lác đác người, hình như họ qua đây chỉ để ngồi giây lát và là điểm dừng chân tạm thời trong lúc đang đợi chờ. Điện thoại di động cầm sẵn trên tay bấm nhắn và xem giờ, nửa ngồi nửa đứng “nhấp nhỏm”. 

 

Bertolt Brecht (10/2/1898 – 14/8/1956) là nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà hoạt động sân khấu lớn của thế giới.

 

Đến năm 1933, ông rời khỏi nước Đức, sống lưu vong. Năm 1948, về Berlin, viện sĩ Viện hàn lâm Nghệ thuật CHDC Đức. Giải thưởng Kliest Drama (1922) cho vở  Drums in the Night, năm 1954, ông được tặng Giải thưởng Lênin.

 

Bertolt Brecht sáng tác khoảng 2000 bài thơ, kịch có các vở nổi tiếng: Người mẹ, Vòng phấn Caucase, Ngài Puntila và gã đầy tớ Matti, Người hảo tâm thành Tứ Xuyên...

Đêm thơ, đáng kể có nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân, nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà thơ Bằng Việt… cùng hai người phát hành sách của Công ty Nhã Nam.

 

Từ lâu, thơ đã trở thành lĩnh vực thiêng liêng và chỉ dành cho… những nhà thơ đọc! Gần đây, có những tít tựa trên báo, “thơ đóng băng”, “thơ đã chết”. Những thông tin đó làm đau lòng người làm… thơ! Những tập thơ bán được đã khó, thơ lại càng không thể là sách bán chạy.

 

Chợt nhớ đến câu thơ của nhà thơ nữ Ba Lan đoạt giải Nobel văn chương năm 1993, Wisława Szymborska: "Đừng khóc nữa thơ ơi"

 

Câu hỏi được đặt ra cho tuyển tập thơ 59 bài thơ, hết sức nhẹ nhàng: Tại sao tập thơ chỉ có 59 bài? Dich giả Quang Chiến cắt nghĩa, con số 59 được chọn có ý nghĩa hết sức tâm linh. Theo Kinh Dịch, làm phép tính 59, đem cộng 2 số 5 và 9 bằng 14, cộng tiếp số 1 và 4 bằng 5. 5 ứng với cung Nam Dương. Đây là cung số tốt. Vậy mà đêm thơ lại không thành công mong đợi của người dịch và nơi tổ chức đêm thơ đó là viện Goethe. Thơ “li dị” khỏi đời sống?

 

Không tung, không hứng, kết thúc đêm thơ như đoạn đường vắng vẻ, đường ai nấy đi. Nhẹ tênh.

 

Ng. Ninh