Câu chuyện chọn "nghề" hay chọn "nghiệp" của chàng tân quản trị viên tập sự

Kì lạ là người ta cứ nói cái nghề là cái nghiệp, là cái món nợ phải trả trong khi chẳng biết mình vay từ khi nào. Không lẽ nghề nào cũng đi chung với nghiệp, vậy nghề nào là nghề vui?

Những người tìm được ước mơ nghề nghiệp của mình ngay từ sớm thật may mắn. Bởi vì họ có thể lên kế hoạch theo đuổi nó một cách hoàn hảo và chi tiết. Trong khi đó không ít người, chọn sai ngành, nhầm nghề hay "trót dại đam mê trái ngành". Nhưng điểm mấu chốt không nằm ở chữ SAI mà nằm ở chỗ khi nào?

Khi nào thì bạn biết mình chọn phải "nghiệp" thay vì nghề?

Khoa chọn sai ngành nhưng không thể để sai nghề
Khoa chọn sai ngành nhưng không thể để sai nghề

Nguyễn Đinh Đăng Khoa, chàng sinh viên chuyên ngành Tài Chính của Trường Đại học Ngoại Thương đã có quá trình chọn nghề đầy gây cấn không kém phim truyền hình dài tập là mấy. Khoa là sinh viên Tài Chính nhưng càng học, bạn ấy càng cảm thấy mình không thuộc về ngành này. Và đó cũng là lúc Khoa cảm nhận được hình như mình đã chọn sai ngành. Lí do Khoa tìm được đó là: “Tôi không thích tài chính”.

Khoa không bao biện nó bằng những từ ngữ hoa mĩ như không phù hợp bản thân, không có tiềm năng, không có cơ hội phát triển. Mà đơn giản là bạn ấy không cảm thấy hứng thú với ngành. Một công việc được hoàn thành bởi trách nhiệm sẽ không thể đem so với công việc được làm bằng niềm đam mê. Chính vì vậy, Khoa đã bắt đầu chọn lại “nghề” ngay từ khi còn là sinh viên.

Và Khoa lên đường tìm nghề mình “yêu”,

Chuyện nghề cũng chẳng khác chuyện tình yêu là mấy. Mình có thể thích nhiều nghề, nhưng mà để tìm được công việc mình yêu lại là chuyện khác. Khoa cũng đã bắt cho mình cơ hội gặp gỡ nhiều lĩnh vực ở nhiều môi trường khác nhau. Như là cậu bạn đã phải lòng với công việc đối ngoại. Sau đó thử tìm hiểu về nó trong quá trình làm thực tập sinh tại Đại Sứ Quán Đan Mạch, phòng thường vụ cũng như Đại Sứ Quán Mỹ, phòng thông tin. Khoa cũng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cho mình trong chương trình học bổng trao đổi sinh viên tại Mỹ và tham gia Tàu Thanh Niên Đông Nam Á.

Sau khi được bắt tay vào việc, Khoa mới tiếp tục hiểu rõ hơn bản thân mình cần gì và muốn gì. Được đi làm nhưng chỉ được “chạy” những việc vặt trong khi Khoa còn rất nhiều năng lượng và khả năng. Khoa muốn được làm nhiều nhất có thể, học nhiều nhất có thể. Và đó là lúc Khoa tìm đến với chương trình quản trị viên tập sự của công ty FrieslandCampina Việt Nam. Nơi Khoa được câu trả lời khá rõ ràng cho chính bản thân mình.

Quản trị viên Tập Sự tại FrieslandCampina Việt Nam

Khoa tìm đến với chương trình Management Trainee of FrieslandCampina Việt Nam, công ty sở hữu của nhiều thương hiệu nổi tiếng như Dutch Lady, Friso, Yomost. Để có thể trở thành thực tập sinh, Khoa đã được giao cho nhiều thử thách bất ngờ đến từ công ty từ lúc nộp đơn đã phải viết luận, rồi trải qua phỏng vấn và nhiều thứ mới mẻ ở vòng thử thách. Những thử thách đó một lần nữa giúp Khoa khẳng định giá trị của bản thân. Biết mình là ai mình đang ở đâu, điểm nào mạnh, điểm nào yếu.Và mình đang ở đâu trong thị trường lao động của nghề mà mình đã chọn.

Thay vì tự tìm tòi, tự đánh giá và học tập thì đến với chương trình thực tập sinh này Khoa nhận được sự hướng dẫn của rất nhiều người có chuyên môn. Người hướng dẫn ở phòng HR giúp Khoa nhận ra những ưu điểm mà ngay cả bản thân cũng không biết. Hay là người hướng dẫn ở phòng bán hàng truyền cảm hứng cho Khoa tìm tòi và yêu sản phẩm. Đặc biệt nhất là người hướng dẫn của phòng đối ngoại đã đưa Khoa đến gần hơn với công việc mà cậu yêu thích, truyền cho Khoa ngọn lửa đam mê mà cậu đang tìm kiếm.

Bên cạnh những kiến thức về chuyên môn thì chương trình thực tập này còn giúp Khoa có được nhiều thứ khác. Cậu có thêm 14 người bạn cũng giàu khát khao và đam mê giống như mình để cùng tiến về phía trước. Cậu có được thêm cái nhìn toàn cảnh và chi tiết hơn về những gì mình sẽ và đang theo đuổi. Trong vòng 24 tháng tiếp theo của chương trình thực tập sinh, Khoa sẽ lại thu gom thêm cho mình nhiều thử thách và gặt hái nhiều thành công mới. Ấn tượng nhất với Khoa là chương trình đi sale thực tế ở nhiều tỉnh thành trên toàn quốc. Thử tưởng tưởng sau khoảng thời gian “ra trận” Khoa sẽ trở thành một phiên bản khác như thế nào?

Câu chuyện chọn "nghề" hay chọn "nghiệp" của chàng tân quản trị viên tập sự - 2

Đi đến nơi mới, gặp người mới chính là để bắt gặp chính bản thân mình trong phiên bản mới!

Đối với Khoa, đây có thể chưa phải là điểm dừng trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của mình. Nhưng có lẽ ngay từ khi Khoa bắt đầu “hành trình lựa chọn nghề” thì cậu đã sẵn sàng để thành công rồi. Bởi vì, cậu luôn di chuyển, luôn tự tìm cơ hội và luôn tự hỏi mình muốn gì.

So với những người luôn đi đúng với chuyên ngành của mình, có thể Khoa không có nhiều kiến thức chuyên môn bằng. Nhưng với Khoa, cho dù cậu không phải là người giỏi nhất, cậu cũng sẽ người nỗ lực nhất trong mọi hoàn cảnh. Tuổi trẻ như vậy mới đáng là tuổi trẻ. Hãy cứ nỗ lực trong thầm lặng và thành công sẽ lên tiếng!

PV