1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Thực trạng 9 ngân hàng yếu kém sau sáp nhập

Trong số 9 ngân hàng yếu kém đã có 3 ngân hàng hợp nhất, 1 ngân hàng sáp nhập, 2 ngân hàng tự tái cơ cấu. Sau nhưng xáo trộn, mỗi một ngân hàng lại có những chuỗi câu chuyện khác nhau.

Có thể thấy, trong số những ngân hàng buộc phải sáp nhập, tái cơ cấu, đã có ngân hàng phải đánh đổi bằng việc mất thương hiệu, mất lãnh đạo, mất lợi nhuận …., để tránh đổ vỡ cho hệ thống và để đảm bảo quyền lợi cho hàng chục nghìn lao động.

 

SHB

 

Được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức chấp thuận việc sáp nhập Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) vào Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) hồi tháng 8 năm 2012. Sau nhiều tháng ổn định cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh, trong quý III/2012, SHB công bố báo cáo tài chính hợp nhất với lãi thuần giảm tới 34% so với cùng kỳ năm trước, đạt 385 tỷ đồng.

 

Ngoài ra, chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cùng vượt 1.000 tỷ đồng khiến trong quý III, SHB lỗ 1.700 tỷ đồng . Tính lũy kế đến ngày 30/9, SHB lỗ lũy kế tới 1.105 tỷ đồng.

 

Dù là ngân hàng được xếp vào hạng 1, nhưng một sự thật được ngay chính SHB thừa nhận, đó là sau sáp nhập, khoản lỗ nghìn tỷ trên là do các đơn vị kinh doanh của ngân hàng Habubank cũ lỗ lũy kế tới 1.715 tỷ đồng, nên SHB không thể bù đắp nổi.

 

Ngân hàng này đã phải đánh giá lại các khoản nợ thuộc các đơn vị kinh doanh của HBB và thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định.

 

Liên quan tới nhân sự cấp cao trong SHB, chưa đầy 1 tháng thử thách ở vị trí Phó tổng giám đốc SHB sau sáp nhập, bà Bùi Thị Mai – nguyên tổng giám đốc Habubank, đã bị thuyên chuyển sang bộ phận thu hồi nợ từ ngày 1/11.

 

Một sự thật nữa cho thấy, SHB đã khá mạnh tay để gắn trách nhiệm người chịu trách nhiệm chính với các khoản nợ xấu.

 

Lãnh đạo SHB đã từng lý giải việc thuyên chuyển trên với báo giới, theo quy chế của ngân hàng, nhân sự làm phát sinh nợ xấu (tùy mức độ) sẽ bị điều chuyển về bộ phận thu hồi công nợ. Vậy nên, đó cũng là đúng với quy chế, quy định tại ngân hàng.
Thương hiệu Habubank đã biến mất trên thị trường sau sáp nhập vào SHB.
Thương hiệu Habubank đã biến mất trên thị trường sau sáp nhập vào SHB.

 

Cũng đề cập tới thương hiệu Habubank, cái tên vốn đã khá quen thuộc nay đã bị biến mất trên thị trường. Đồng thời, cổ phiếu ngân hàng này cũng được hoán đổi sang của phiếu SHB theo tỷ lệ 1HBB= 0,75 SHB.

 

Dù phải gánh lỗ, nhưng trong tương lai SHB sẽ có nhiều thuận lợi, như không phải chịu thuế trong 3 năm, mạng lưới được mở rộng do có thêm phần sẵn có của Habubank, gồm cơ sở vật chất và cả con người đã được đào tạo bài bản. Không những vậy, SHB cũng đã trở thành ngân hàng có kinh nghiệm trong mua bán sáp nhập.

 

Cũng trong tháng 8/2012, SHB đã trở thành cổ đông lớn (chiếm 50% vốn điều lệ) tại Công ty Bianfishco- công ty đang ngấp nghé bên bờ vực phá sản. Đến nay, cơ cấu Hội đồng quản trị của Bianfishco cũng đã có khá nhiều người của SHB nắm giữ và tình hình hoạt động đã dần ổn định.

 

Thương hiệu Habubank đã biến mất trên thị trường sau sáp nhập vào SHB.

 

SCB

 

Sau khi được hợp nhất từ 3 ngân hàng là SCB, TinNghiaxBank, FicomBank thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) từ cuối năm 2011, đến nay ngân hàng này đã có những bước cải thiện khá tốt.

 

Dù vậy, một sự thật cũng được lãnh đạo NHNN tiết lộ đó là cho đến nay, SCB vẫn còn khó khăn về chi trả. Tuy nhiên, mới đây, Phó Thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình cho biết, về cơ bản, SCB vẫn đảm bảo các khoản chi trả bình thường cho công chúng. Tình hình tài chính ngân hàng thời gian tới sẽ được giải quyết cơ bản nếu phương án cơ cấu lại nợ toàn diện của SCB với ngân hàng bạn và khách hàng được xử lý.

 

Hiện NHNN đang xem xét phương án cơ cấu tài chính của ngân hàng để tạo điều kiện cho ngân hàng xây dựng chỉ tiêu tài chính cho năm 2013.

 

TienphongBank

 

Đây là một trong những ngân hàng may mắn không trở thành đối tượng bị sáp nhập, khi vào phút chót đã tìm được đối tác khá “hoành tráng” và thực hiện tái cơ cấu khá thành công.

 

Hai nhân vật mới "nhảy" vào TienphongBank đó là hai anh em ông  Đỗ Minh Phú - Chủ tịch Tập đoàn DOJI và Đỗ Anh Tú, Tổng giám đốc công ty Diana.

 

Theo giới thiệu của TienphongBank, ông Đỗ Minh Phú  cùng em trai Đỗ Anh, là những người sáng lập và xây dựng Công ty Diana. Trong năm 2011, thương vụ mua bán cổ phần Diana với tổ chức Unicharm của Nhật Bản được đánh giá là thương vụ đình đám của châu Á về mua bán, sáp nhập (M&A) do tạp chí Asia Assest bình chọn.

 

Hai “đại gia” tài giỏi này đã mang một luồng gió mới cho TienphongBank, khi bên cạnh đó vẫn còn những cổ đông chiến lược có kinh nghiệm, tiềm lực tài chính như Công ty CP FPT, công ty Thông tin di động VMS (MobiFone), Tổng công ty tái bảo hiểm Việt Nam Vinare, Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd Singapore.

 

Trong năm 2012, Chủ tịch HĐQT Đỗ Minh Phú đã cho biết, sẽ giảm được tỷ lệ nợ xấu, nâng vốn điều lệ tại TienphongBank. Đồng thời, trong năm 2013, sẽ nâng cấp, cải tạo các điểm giao dịch.

 

Trong ngày 29/12/2012 vừa qua, TienPhong Bank đã hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 5.550 tỷ đồng theo phương án đã thông qua từ đại hội đồng cổ đông và được UBCKNN chấp thuận.

 

Theo TienphongBank, đợt tăng vốn này là bước quan trọng cuối cùng để khẳng định đề án tái cơ cấu toàn bộ hoạt động của TienPhong Bank, khởi động từ sau ĐHĐCĐ thường niên vào tháng 04/2012, đã thành công toàn diện. Mặc dù tái cơ cấu và hoạt động trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế nhưng ngân hàng đã kinh doanh ổn định và có lãi. Cổ đông ngân hàng đã tin tưởng và đồng thuận tăng vốn giúp TienPhong Bank có nguồn lực vững chắc để phát triển.

 

Đến nay, TienPhong Bank đã hoàn tất việc cải tổ cơ cấu tổ chức, thu hút được nhiều nhân tài nắm giữ các vị trí chủ chốt, đã áp dụng cơ chế quản trị điều hành hiện đại, với hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro được xây dựng theo các chuẩn mực quốc tế.

 

Với nguồn vốn tăng thêm, TienPhong Bank sẽ đẩy mạnh nâng cao hạ tầng công nghệ, mở rộng mạng lưới, kênh phân phối và đặc biệt đầu tư phát triển theo chiều sâu các sản phẩm dịch vụ mới là lợi thế riêng có của TienPhong Bank như kinh doanh vàng và tham gia ổn định thị trường vàng; phục vụ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ; gia tăng các tiện ích ngân hàng trực tuyến dựa trên nền tảng công nghệ cao…

 

Trước đó một ngày (28/12/2012) TienPhong Bank cũng đã chính thức được Ngân hàng Nhà nước cấp phép gia nhập thị trường kinh doanh mua bán vàng miếng và hiện là một trong các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh vàng đợt đầu tiên trên toàn hệ thống.

 

Ngoài các ngân hàng nêu trên vẫn còn bốn ngân hàng nhỏ nằm trong diện tái cơ cấu gồm GPBank, Navibank, TrustBank và Western Bank hiện vẫn đang chưa công bố phương án tái cơ cấu.  Tại cuộc họp báo mới đây, Chánh thanh tra NHNN cho biết, khả năng chi trả của các ngân hàng này đến nay được đảm bảo, việc rút tiền hàng loạt không xảy ra. Tuy  nhiên, cụ thể như thế nào, sang năm 2013 sẽ rõ ràng hơn.

 

Theo Đình Bách

VnMedia