Thanh toán điện tử: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng phải tới đầu những năm 2000, thẻ tín dụng mới có sự phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân sử dụng thẻ tín dụng trong các giao dịch thương mại còn khá khiêm tốn...

Lo ngại về an toàn thông tin
 
Người tiêu dùng VN còn khá dè dặt khi tiếp cận với thanh toán điện tử. Xu hướng thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm ưu thế trong các giao dịch thương mại. Có 2 lý do để tồn tại tình trạng này: Một là khách hàng lo ngại về bảo mật thông tin cá nhân. Hai là các điểm chấp nhận thẻ thanh toán mới chỉ tập trung tại các trung tâm mua sắm cao cấp, trong khi nhu cầu của người dân là rất đa dạng.
 
Chị Lâm Thanh Bình, cán bộ Viện Nghiên cứu Tâm lý giải thích, cái chính là khách hàng lo ngại về tính an toàn của thẻ tín dụng. Việc sử dụng thẻ thanh toán nội địa (ATM) là một ví dụ, rất ít người dân để số tiền lớn trong tài khoản ATM. Không lo ngại về vấn đề này, anh Trần Thế Dũng, chuyên viên an ninh mạng phân tích, hiện này nhiều công ty phát hành thẻ đã sử dụng chíp thay cho thẻ từ. Vì vậy, việc rò rỉ thông tin là không thể xảy ra đối với thẻ gắn chip.
 
Theo ông Kimihisa Imada - Phó Chủ tịch công ty JCB International Co., Ltd, chip được gắn trong thẻ tín dụng JCB hoạt động gần giống như một máy tính nên nó có độ an toàn cao. Nó có khả năng chống lại các hành vi dò hay sao chép nội dung thông tin. Khi thực hiện thanh toán, thẻ chip sẽ gửi thêm một thông báo mật nhằm xác minh mỗi giao dịch, khiến tội phạm không thể đánh cắp thông tin để làm thẻ giả. Đây là lý do khiến thẻ tín dụng của JCB có độ an toàn tuyệt đối.
 
Cũng theo ông Imada, ngoài việc tăng cường tính bảo mật của thẻ tín dụng, chip gắn trong thẻ của JCB có những không gian cho nhiều ứng dụng khác nhau như: thẻ ngân hàng, chứng minh thư, thẻ tín dụng hoặc cũng có thể dùng để trả phí giao thông hay lưu trữ các thông tin về y tế, bảo hiểm xã hội, thông tin về cá nhân…Đây là cách thức đa dạng hóa các dịch vụ giá trị gia tăng trong một chiếc thẻ, giúp phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng.
 
Một thị trường tiềm năng
 
Thanh toán điện tử: Tiềm năng còn bỏ ngỏ - 1
Qua việc đồng hành cùng sự phát triển bóng đá VN, JCB sẽ hiểu hơn về người VN để có thể phát triển loại thẻ tín dụng được người dân tin yêu và chấp nhận.
 
Dù xu hướng thanh toán bằng tiền mặt vẫn tồn tại. Người dân chấp nhận mạo hiểm khi vận chuyển hàng trăm triệu đồng tiền mặt đi xa để mua sắm những vật dụng cần thiết. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển thẻ tín dụng ở VN còn rất lớn. Ông Imada dẫn chứng: VN có hơn 80 triệu dân, chỉ một số ít người ở đô thị lớn tiếp cận với thẻ tín dụng, còn lại 70% dân số ở nông thôn chưa biết, hoặc chưa một lần sử dụng. Theo ông Imada, không phải họ khó khăn về điều kiện kinh tế mà họ chưa từng được tiếp cận với thẻ tín dụng để thấy sự ưu việt của nó. Nếu nắm bắt được thông tin, được trực tiếp sử dụng trong các giao dịch thương mại, chắc chắn họ sẽ thay đổi thói quen của mình.
 
Giới chuyên gia phân tích, cách đây hơn 10 năm, không ai nghĩ rằng ATM sẽ phát triển mạnh mẽ. Đến nay, hầu như ai cũng sở hữu ít nhất 1 thẻ ATM, thậm chí có người sử dụng đến 4 hoặc 5 thẻ ATM của nhiều ngân hàng khác nhau. Vì lẽ đó, có thể tin rằng, không lâu nữa, thẻ tín dụng sẽ hiện diện như một công cụ thanh toán thông dụng trong đời sống hàng ngày của người dân. Một thị trường không sử dụng tiền mặt như các nước phát triển hoàn toàn có thể xảy ra ở VN nếu các công ty thẻ đầu tư thích đáng các giá trị gia tăng cũng như tăng cường bảo mật cho chiếc thẻ tín dụng.
 
Theo đại diện JCB, họ đã xây dựng được hệ thống thành viên chấp nhận thẻ với các ngân hàng lớn và đến nay đã hợp tác được với 9 ngân hàng lớn gồm: VCB, UOB, ANZ, ACB, Techcombank, Exim Bank, Agribank, Sài Gòn Thương Tín, Đông Á. Đến cuối tháng 4/2011, thẻ tín dụng do JCB phát hành đã được chấp nhận thanh toán tại gần 12.600 điểm tại Việt Nam. Từ tháng 8 năm 2011, JCB sẽ tiến hành phát hành thẻ tín dụng mang thương hiệu JCB ngay tại thị trường Việt Nam.
 
Mục tiêu của JCB là giúp khách hàng sử dụng thuận tiện thẻ tín dụng, an toàn thông tin cùng với nhiều giá trị gia tăng để tấm thẻ nhựa không đơn thuần chỉ là công cụ thanh toán.
 
Hải Anh