1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Tan tác những "bóng hồng" trên sàn chứng khoán

Mặc dù được ghi nhận là những phụ nữ năng động và tài giỏi, nhưng trong năm 2011 vừa qua khá nhiều "bóng hồng" trên thị trường chứng khoán đã phải “đau đớn” chấp nhận nhìn khối tài sản khổng lồ của mình không ngừng sụt giảm, theo sự thê thảm của chỉ số.

Năm 2011 được ghi nhận là năm “đại hạn” của thị trường chứng khoán, khi các cổ phiếu trên sàn sụt giảm đến mức thê thảm khó tin. Đặc biệt hơn, nhiều cổ phiếu trên sàn đã rơi xuống mức thấp đến vô lý. Chính điều này đã kéo chỉ số Vn-Index rơi xuống mức thấp nhất trong năm, khi chạm mốc 360 điểm. Trong khi đó, HNX-Index cũng lao xuống mức kỷ lục 58 điểm.

Việc thị trường giảm có nhiều nguyên nhân, trong và ngoài nước. Trong đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chịu ảnh hưởng năng nề từ cuối năm 2009 đến nay và tiếp tục chưa có tín hiệu lạc quan nào. Giá cố phiếu đã có sự sụt giảm đồng loạt ngay cả những cổ phiếu có kết quả kinh doanh được duy trì ở mức ổn định.

Nguyên nhân chính khiến sự sụt giảm luôn mạnh nhưng khi phục hồi lại rất yếu là do nguồn tiền đã bị siết rất chặt từ đầu năm 2010 đối với kênh chứng khoán. Chưa kể sự hấp dẫn của hoạt động đầu cơ vàng cũng làm phân tán dòng tiền đối với kênh chứng khoán. 

Tan tác những "bóng hồng" trên sàn chứng khoán - 1

Năm 2011, là một năm đại hạn của thị trường chứng khoán

Cùng với sự lao dốc của chỉ số, trong năm qua thị trường cũng chứng kiến sự sụt giảm mạnh tài sản của các “bóng hồng”.

Là một người khá thành đạt trên thị trường, bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch HĐQT Công ty Quốc Cường Gia Lai (mã CK QCG) luôn được biết là người có những kế sách đầu tư khá thích hợp trên thị trường chứng khoán. Chính vì sự khôn khéo này đã giúp bà luôn giữ được vị trí cao trong Top những người giàu nhất sàn chứng khoán.

Tuy nhiên, trước cơn bão khủng hoảng của thị trường trong những năm qua, đặc biệt là năm 2011 đã tài sản của bà Loan không ngừng sụt giảm.

Bằng chứng là, theo thống kê trong năm qua, bà Nguyễn Thị Như Loan lại để mất khoảng một nửa số tài sản bà đang sở hữu trên sàn chứng khoán, một lượng sụt giảm đáng buồn. Nguyên nhân là do sự trượt giảm chóng mặt của cổ phiếu QCG.

Riêng về cổ phiếu QCG, theo sự trượt giảm chung của thị trường và chịu tác động chung của các yếu tố kinh tế vĩ mô, đến thời điểm hiện tại mệnh giá cổ phiếu này chỉ đứng ở mức 12.700 đồng/cổ phiếu.

Cũng là một trong những nhân vật nữ đình đám trên thị trường chứng khoán, bà Đặng Thị Hoàng Yến- Chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo (mã CK ITA), trong năm qua cũng phải gánh một cú sốc khá nặng nề, khi không ngừng trượt giảm. Hiện cổ phiếu này đang được xếp vào hạng có mệnh giá rẻ, dưới 10 nghìn đồng/cổ phiếu.

Chính sự trượt giảm này, mà chỉ trong vòng một năm đã nhanh chóng “cướp” đi khoảng 88% số tài sản mà bà Đặng Thị Hoàng Yến đang sở hữu. Đặc biệt hơn, bà đã bị tụt thứ hạng trong danh sách người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, từ vị trí số 2 trong năm 2010, xuống vị trí thứ 12 trong năm 2011.

Tiếp nối sự trượt giảm này, trong năm qua thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chứng kiến sự tụt hàng của bà Đặng Thị Hoàng Phượng, khi nắm giữ 3 cổ phiếu là Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC), Công ty đầu tư công nghiệp Tân Tạo (ITA) và cổ phiếu SGT của Công ty Công nghệ Vĩnh thông Sài Gòn.

Trong năm qua, bà Đặng Thị Hoàng Phượng đã để mất khoảng 78% giá trị tài sản đang sử hữu, chỉ trong năm 2011. Hiện cổ phiếu ITA đã tụt xuống dưới mệnh giá và chỉ có 6.900 đồng, còn KBC là 11.900 đồng.

Không năm ngoài xu hướng tụt giảm, ông Vương Ngọc Xiềm – Thành viên HĐQT Công ty Kinh Đô (mã chứng khoán KDC) cũng bị sụt giảm một lượng tiền khá lớn từ 223 tỷ xuống còn có 105 tỷ đồng. Việc sụt giảm tài sản này cũng kéo thứ hạng của ông Xiềm từ vị trí thứ 23 năm 2010 lên vị trí thứ 24 năm 2011.

Qua những thống kê trên có thể thấy, mặc dù kênh đầu tư chứng khoán đã mang đến cho nhiều nhà đầu tư những khoản lợi nhuận khổng lồ mà khó có kênh đầu tư nào sánh được, nhưng xong hành với nó là mức rủi ro khá cao.

Cảnh tượng bỗng dưng giàu, rồi bỗng dưng nghèo đi thê thảm dường như không còn là chuyện lạ. Trong đó kênh đầu tư chứng khoán cũng là một ví dụ điển hình, bởi vì khi kênh đầu tư này mới du nhập vào Việt Nam đã có không ít nhà đầu tư thắng lớn. Đặc biệt mệnh giá của các cổ phiếu niêm yết trên sàn hồi bấy giờ, luôn giữ được ở mức hàng chục và trăm nghìn đồng.

Tuy nhiên, đến thời điểm này không chỉ các nhà đầu tư lớn, mà ngay những nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng phải nếm trải sự hao hụt tài sản trầm trọng, trước sự đi xuống bất ngờ của nhiều mã cổ phiếu đang niêm yết trên sàn. Hiện tại, trên cả hai bảng điện tử tại sàn Hà Nội và TP.HCM có tới 2/3 cổ phiếu dưới mệnh giá.

Theo Yến Nhi
VnMedia