1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

SIHH2017: Richard Mille cùng McLaren đưa vật liệu đoạt giải Nobel vào RM50-03

Tại SIHH2017 - một trong ba triển lãm quan trọng nhất của ngành đồng hồ diễn ra từ ngày 16/1, với sự quy tụ hơn 20 tên tuổi đồng hồ hàng đầu, thương hiệu đình đám Richard Mille một lần nữa khiến giới mộ điệu phải trầm trồ với việc lần đầu tiên áp dụng vật liệu hoàn toàn mới từng đạt giải Nobel vào công nghệ chế tác đồng hồ để tạo nên chiếc RM 50-03 Tourbillon Split Seconds Chronograph.

Chiếc đồng hồ RM 50-03 Split Seconds Tourbillon Chronograph lần đầu tiên được giới thiệu tại SIHH2017.
Chiếc đồng hồ RM 50-03 Split Seconds Tourbillon Chronograph lần đầu tiên được giới thiệu tại SIHH2017.

RM 50-03 McLaren F1 Ultralight Split Seconds Tourbillon Chronograph gây bất ngờ với trọng lượng chưa đến 40 grams bao gồm cả dây đeo mới mang đến cảm giác thoải mái hơn trên cổ tay. Điều này có nghĩa rằng Richard Mille lại một lần nữa lập kỷ lục với chiếc đồng hồ cơ Chronograph nhẹ nhất trong lịch sử chế tác đồng hồ. Thành tựu này là sự ứng dụng các vật liệu kĩ thuật mang tính tiên phong, không chỉ có Titanium và Carbon TPT™, mà còn có một yếu tố hoàn toàn mới, lần đầu tiên được giới thiệu tới thế giới chế tác đồng hồ xa xỉ: Graph TPT™, hay còn được biết đến với cái tên graphene - một dạng vật chất nano có trọng lượng nhẹ gấp 6 lần thép, nhưng rắn hơn gấp 200 lần.

Ý tưởng đưa vật liệu này vào trong công cuộc nghiên cứu và phát triển đồng hồ được khởi nguồn khi graphene lần đầu tiên được tách ra hoàn toàn từ các hợp chất vào năm 2004. Khám phá này đã mang lại cho người tìm ra grapheme – giáo sư Andre Geim cùng với nhà nghiên cứu đồng nghiệp Konstantin Novoselov giải thưởng khoa học danh giá nhất thế giới – giải thưởng Nobel về Vật lý học vào năm 2010.

Sự kết hợp của Carbon TPT và Graphene tạo nên một chiếc vỏ siêu nhẹ cùng khả năng chống sốc cao và vẻ ngoài ấn tượng với các đường gợn sóng như vân gỗ.
Sự kết hợp của Carbon TPT và Graphene tạo nên một chiếc vỏ siêu nhẹ cùng khả năng chống sốc cao và vẻ ngoài ấn tượng với các đường gợn sóng như vân gỗ.

Bị thuyết phục hoàn toàn bởi những đặc điểm vượt trội của graphene, đội ngũ kĩ thuật của Richard Mille đã thử nghiệm tính ứng dụng của loại vật liệu này và nghiên cứu các phương thức để tích hợp graphene vào bên trong Carbon TPT™. Vỏ đồng hồ bằng Carbon TPT™ được cấu thành bởi hơn 600 lớp carbon đặt chồng lên nhau, mỗi lớp có độ dày tối đa 30 microns, kết dính lại bằng một lớp nhựa siêu đặc chứa graphene sau đó nén lại trên máy gia công CNC, lớp trên tạo với lớp dưới một góc 45 độ, tạo nên hiệu ứng những đường gợn sóng đặc trưng tựa như vân gỗ.

Sau hàng chục cuộc kiểm tra chất lượng và độ ổn định tiến hành, việc ứng dụng độc quyền vật liệu Graph TPT™ vào trong công cuộc chế tác đồng hồ của Richard Mille trở thành hiện thực với kết quả đạt được là chiếc thân gồm 3 phần vừa có khả năng chống sốc cao lại vô cùng nhẹ, trong khi vẫn giữ được trạng thái hoàn hảo và vẻ ngoài độc đáo, ấn tượng.

Đúng như tên gọi “Ultralight”, bộ chuyển động của RM 50-03 sở hữu trọng lượng chỉ vỏn vẹn 7 grams nhờ sự kết hợp giữa Titanium cấp độ 5 và Carbon TPT™ cho phần khung đỡ và các cầu nối, cùng với kết cấu lộ cơ hoàn toàn của các chi tiết máy móc. Đây cũng chính là sự kết hợp để tạp nên những chiếc xe đua F1 của đội McLaren, nơi Titanium không chỉ được đưa vào sử dụng nhằm mục đích giảm trọng lượng và gia cố bộ khung gần và các bộ phận khí động lực khác, mà còn dành cho việc thiết kế hộp số, dây cáp nối và hệ thống van.

Sự tinh xảo của chế tạo đồng hồ có thể dễ dàng được tìm thấy trên bộ chuyển động này, từ việc đánh bóng hay hoàn thiện satin và đánh bóng mềm bề mặt đều được làm bằng tay. Ví dụ như mỗi mặt số từ Titanium cấp độ 5 đều đòi hỏi 3 giờ tạo góc và đánh bóng tại xưởng trong khi các bộ phận khác như trống barrel, bánh xe phút đều được làm mịn vòng quanh trước khi được vát bằng tay và phủ rhodium.

RM 50-03 thể hiện sự tinh xảo trong nghệ thuật chế tác đồng hồ của Richard Mille với mỗi chi tiết đều được chế tác bằng tay từ những vật liệu tiên phong.
RM 50-03 thể hiện sự tinh xảo trong nghệ thuật chế tác đồng hồ của Richard Mille với mỗi chi tiết đều được chế tác bằng tay từ những vật liệu tiên phong.

Một chiếc lồng đặt ngang làm bằng Carbon TPT™, lấy cảm hứng từ kết cấu treo wishbone của những chiếc xe đua McLaren-Honda, được gắn vào phần vỏ và có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ bộ chuyển động giúp RM 50-03 sở hữu độ bền đáng kinh ngạc với khả năng chịu đựng những cú shock lên tới 5000G, trong khi giới hạn của con người chỉ đạt mức 4000G. Tay đua F1 Felipe Massa đã từng gặp phải một tai nạn nghiêm trọng trên đường đua F1, khi mà chiếc xe đã hư hỏng hoàn toàn thì cả anh và chiếc RM 006 của mình đều không hề hấn gì.

Cận cảnh mặt sau của chiếc RM 50-03 với bộ chuyển động chịu được những cú sốc lên đến 5000G.
Cận cảnh mặt sau của chiếc RM 50-03 với bộ chuyển động chịu được những cú sốc lên đến 5000G.

Có thể nói rằng, RM 50-03 McLaren F1 như một giấc mơ, một khái niệm về một cỗ máy thời gian tuyệt mỹ trở thành hiện thực. RM 50-03 sử dụng bộ chỉnh động tourbillon kết hợp với chức năng split-seconds, và để thực sự làm cho sự kết hợp trên vận hành trơn tru, 2 cơ cấu đồng hồ phức tạp bậc nhất này cần một hệ thống truyền giao năng lượng hoàn hảo. Để thực hiện được điều đó, bánh răng trên barrel và bánh răng trên bộ bánh truyền động trong đồng hồ phải hạn chế ma sát một cách tối ưu.

Những đặc tính vượt trội của graphene cũng được tích hợp vào trong chất liệu cao su của dây đồng hồ RM 50-03 nhằm cải thiện tính co giãn và độ bền khi sử dụng. Những ứng dụng vật liệu đại diện cho những đột phá về mặt kĩ thuật vốn đã nằm trong triết lý phát triển của cả Richard Mille và đội đua McLaren-Honda.

Trên tay chiếc RM 50-03 Split Seconds Tourbillon Chronograph tại SIHH 2017.
Trên tay chiếc RM 50-03 Split Seconds Tourbillon Chronograph tại SIHH 2017.

Với chỉ 75 chiếc được sản xuất trên toàn thế giới, RM 50-03 McLaren F1 sở hữu mức giá lên đến hơn 1 triệu đô và chỉ dành cho các boutique chính hãng của Richard Mille.