1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Sản xuất xăng sinh học E5: Hàng vạn nông dân được hưởng lợi

Trồng sắn làm nguyên liệu điều chế ethanol để sản xuất xăng sinh học là dự án mang tầm quy mô quốc gia, trên lý thuyết sẽ giúp cho nhiều hộ nông dân nghèo ở các vùng xa xôi hẻo lánh có thu nhập, thoát nghèo.

Theo dự báo về nhu cầu nhiên liệu sinh học đến năm 2025 (dựa trên giả định tăng trưởng tiêu thụ xăng, dầu là 8,5%/năm với tỷ lệ pha ethanol bắt buộc là 5% trong giai đoạn 2012-2014 và 10% cho giai đoạn 2015-2025. Năm 2012 nhu cầu Ethnol là 300 triệu lít, đến năm 2015 là 457 triệu lít, và năm 2025 là 1 tỷ lít.
 
Để thực hiện dự án sản xuất xăng sinh học E5 theo “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” của Chính phủ, hiện tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN đã đầu tư 240 triệu USD xây dựng 3 nhà máy sản xuất ethanol ở Bù Đăng (Bình Phước), Tâm Nông (Phú Thọ) và Dung Quất (Quảng Ngãi), mỗi nhà máy có công suất 100 triệu lít/năm, sử dụng 720 ngàn tấn sắn lát khô và sẽ đi vào sản xuất trong năm 2011. Đến năm 2012, các nhà máy này sẽ cung cấp 240 triệu lít ethanol mỗi năm, phục vụ cho nhu cầu sản xuất xăng sinh học E5 cho thị trường cả nước.

Việt Nam có đủ tiềm năng sản xuất NLSH

Ông Nguyễn Xuân Sơn, Tổng Giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) cho biết, với hơn 70% dân số sống tại nông thôn và hơn 40% GDP là từ nông nghiệp, Việt Nam có đủ tiềm năng để phát triển nhiên liệu sinh học. Năm 2009, sản lượng sắn cả nước đạt gần 10 triệu tấn, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu hàng triệu tấn sắn khô sang các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước này nhập khẩu sắn chủ yếu là để sản xuất ethanol. Từ 2012- 2014, các nhà máy ethanol trong nước sẽ tiêu thụ hết khoảng 16% sản lượng sắn cả nước. Ðến năm 2025, cũng chỉ tiêu thụ dưới 50% sản lượng sắn. Chỉ riêng nhà máy nhiên liệu sinh học ở Bình Phước, với lượng sắn thu mua 240ngàn tấn/năm, nhà máy đã bảo đảm nguồn thu nhập ổn định cho hơn 15 ngàn hộ dân nghèo trồng sắn của Bình Phước, Ðắc Nông và một số tỉnh lân cận. 

Sản xuất xăng sinh học E5: Hàng vạn nông dân được hưởng lợi - 1

PVN cam kết hỗ trợ vốn, giống, kỹ thuật canh tác và thu mua ổn định

Trồng sắn làm nguyên liệu điều chế ethanol để sản xuất xăng sinh học là dự án mang tầm quy mô quốc gia, trên lý thuyết sẽ giúp cho nhiều hộ nông  dân nghèo ở các vùng xa xôi hẻo lánh có thu nhập, thoát nghèo. Tuy nhiên nhiều nông dân chuyên trồng sắn còn e ngại khi tham gia dự án này.

Nông dân Trần Thị Lan, ngụ tại thị trấn Phước Long tỉnh Bình Phước cho biết, mấy năm trước đây gia đình bà ký hợp đồng trồng sắn bán cho tư thương cung cấp cho các nhà máy sản xuất bột ngọt, nhưng vì nhiều lý do sắn chết thối ngoài rẫy vì không bán được. Bà Mai Thị Lụa, nông dân ở Gia Nghĩa, Đắc Nông thì lo ngại, sắn là cây “xóa đói giảm nghèo” nhưng nếu trồng sắn liên tục chừng 4-5 mùa vụ năng xuất sẽ giảm 50-60%, do cây sắn làm đất bạc màu rất nhanh. Khi đất đã bạc màu, ngoài cây sắn khó trồng được các loại cây trồng khác cho năng xuất cao. 

Ông Lý Hồng Đức, Phó tổng giám đốc PV OIL cho biết, việc đảm bảo nguồn nguyên liệu sắn lát đầu vào sản xuất ethanol là một trong những nhiệm vụ trọng yếu. Chúng tôi áp dụng quy trình kỹ thuật trồng sắn đảm bảo đạt năng suất cao và bền vững từ khâu chuẩn bị đất, giống, thời vụ, cách trồng, chăm bón, trồng xen và luân canh đến thu hoạch và bảo quản. Việc áp dụng quy trình kỹ thuật này sẽ giúp đất phục hồi dinh dưỡng sau mỗi vụ thu hoạch và đảm bảo sản lượng cho mùa tiếp theo.

Để  đảm bảo cho người nông dân có lợi trong việc trồng sắn, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Nhiên liệu sinh học Phương Đông (Bù Đăng, Bình Phước) cam kết, nhà máy sẽ thu mua trực tiếp nguyên liệu cho nông dân với giá ổn định bằng việc ký kết hợp đồng lâu dài. Đây là kế hoạch được đặt ra trước khi xây dựng nhà máy. Hy vọng bằng những cam kết của các nhà máy sản xuất ethanol, nông dân nhiều vùng sâu vùng xa vượt qua khó khăn nhờ cây sắn.
 
Nguyễn Thái Bảo