1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Sacombank và Cybersource giải đáp về kinh doanh trực tuyến

Tại hội thảo, các doanh nghiệp và khách hàng quan tâm đến mô hình kinh doanh trực tuyến đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến những giải pháp nhằm nâng cao tính bảo mật và phòng ngừa tối đa rủi ro trong dịch vụ thanh toán trực tuyến cho đại diện Sacombank và Cybersource

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Cybersource - một trong những công ty dịch vụ quản lý thanh toán thương mại điện tử lớn nhất thế giới (trực thuộc tổ chức thẻ Visa) đã hợp tác tổ chức hội thảo “Gia tăng doanh số - giảm thiểu rủi ro” dành cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến.
 
Tại hội thảo, các doanh nghiệp và khách hàng quan tâm đến mô hình kinh doanh trực tuyến đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến những giải pháp nhằm nâng cao tính bảo mật và phòng ngừa tối đa rủi ro trong dịch vụ thanh toán trực tuyến cho đại diện Sacombank và Cybersource, đặc biệt về Cổng thanh toán trực tuyến Sacombank-ePAY, một dịch vụ hiện đại theo chuẩn quốc tế dành cho các doanh nghiệp tại Việt Nam có nhu cầu triển khai phương thức thanh toán hóa đơn dịch vụ (điện, nước, đặt phòng khách sạn, bán vé máy bay, siêu thị online…) bằng thẻ ngân hàng qua internet đến các khách hàng.

Ông Nguyễn Minh Tâm, P.TGĐ Sacombank, phát biểu khai mạc hội thảo.
Ông Nguyễn Minh Tâm, P.TGĐ Sacombank, phát biểu khai mạc hội thảo.

Ông Nguyễn Minh Tâm, P.TGĐ Sacombank, phát biểu khai mạc hội thảo.
Ông Mike Bradley, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Cybersource phát biểu tại hội thảo.

Những hình thức gian lận thương mại điện tử thường gặp?

Hiện nay trên thế giới đã ghi nhận những hình thức gian lận thương mại điện tử phổ biến như sau:

- Khách hàng sử dụng một thẻ hay một tài khoản đánh cắp để thanh toán hàng hóa, dịch vụ trên mạng

- Người quen, người thân của chủ thẻ sử dụng thẻ để mua hàng hóa, dịch vụ nhưng không được sự cho phép của chủ thẻ

- Những Đơn vị chấp nhận thẻ lấy cắp thông tin chủ thẻ nhằm mục đích gian lận hoặc bán cho những người có mục đích phạm pháp

- Chủ thẻ bị đánh cắp thẻ nhưng không biết và không thông báo cho Ngân hàng phát hành khóa thẻ.

Giao dịch trên cổng Sacombank-ePAY có bảo mật và an toàn không?

Cổng thanh toán trực tuyến Sacombank-ePAY tuyệt đối an toàn và bảo mật vì thông tin thẻ của khách hàng được nhập trên cổng thanh toán của Sacombank, cổng thanh toán này đạt chuẩn PCI DSS do các Tổ chức thẻ quốc tế chứng nhận, giao dịch được mã hóa khi truyền đi nên hacker không thể lấy cắp thông tin thẻ.

Khách hàng nêu những thắc mắc về giải pháp thanh toán trực tuyến ePAY.
Khách hàng nêu những thắc mắc về giải pháp thanh toán trực tuyến ePAY.

Tại sao Cybersource lại chọn Sacombank là ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến mà không phải là một ngân hàng khác tại Việt Nam?

Cybersource chọn Sacombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến vì Sacombank là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu với mạng lưới giao dịch rộng lớn tại Việt Nam, Campuchia và Lào. Bên cạnh đó, Sacombank đã có kinh nghiệm trong việc phát triển dịch vụ thanh toán trực tuyến.

Những thuận lợi và khó khăn của Cybersource khi cùng Sacombank triển khai dịch vụ Cổng thanh toán trực tuyến Sacombank-ePAY?

Cybersource không gặp khó khăn nào đáng kể khi cùng Sacombank triển khai dịch vụ Cổng thanh toán trực tuyến Sacombank-ePAY. Ngược lại, việc triển khai Cổng Sacombank-ePAY diễn ra khá thuận lợi vì Sacombank đã có kinh nghiệm trong việc kiểm soát tỷ lệ gian lận giao dịch trực tuyến trong 5 năm vừa qua, từ đó áp dụng hiệu quả những kinh nghiệm này trong việc triển khai và hỗ trợ Cybersource phát triển tại Việt Nam. Đồng thời, Ngân hàng đã đạt được những kết quả rất khả quan trong việc tiếp thị cho các Đơn vị chấp nhận thẻ Việt Nam về dịch vụ thanh toán trực tuyến và các công cụ quản lý gian lận thương mại điện tử.

Khách hàng nêu những thắc mắc về giải pháp thanh toán trực tuyến ePAY.

Đại diện Sacombank tư vấn cho các doanh nghiệp những giải pháp và công cụ nhằm nâng cao tính bảo mật và phòng ngừa tối đa rủi ro trong dịch vụ thanh toán trực tuyến.

Điều kiện để trở thành Đơn vị thanh toán trực tuyến của Sacombank?

Để trở thành đơn vị thanh toán trực tuyến của Sacombank, doanh nghiệp cần thoả các điều kiện sau:

- Là pháp nhân có giấy phép kinh doanh tại lãnh thổ Việt Nam

- Trên giấy phép kinh doanh bắt buộc phải có loại hình kinh doanh mà đơn vị kinh doanh trên website

- Cung cấp CMND của người đại diện pháp lý

- Ký Hợp đồng chấp nhận thẻ giữa đơn vị chấp nhận thẻ và Sacombank

- Ký quỹ

- Website của đơn vị phải có đầy đủ các nội dung sau:

  • Thông tin về doanh nghiệp: thời gian hoạt động, địa chỉ, số điện thoại, email
  • Thông tin hướng dẫn khách hàng mua hàng hoá, dịch vụ (cách thực hiện giao dịch)
  • Hiển thị danh mục sản phẩm/dịch vụ
  • Mô tả chi tiết, chính xác về sản phẩm: tên sản phẩm/dịch vụ, giá sản phẩm/dịch vụ bao gồm các phí khác, hình ảnh sản phẩm/dịch vụ…
  • Chính sách giao hàng hóa/dịch vụ
  • Logo của các loại thẻ mà website chấp nhận
  • Chính sách hủy dịch vụ hoặc hoàn trả hàng hóa được hiển thị rõ ràng trên website
  • Kênh hỗ trợ khách hàng thanh toán trực tuyến: để hỗ trợ khách hàng khi không giao dịch được hoặc chưa nhận được hàng hóa
  • Chính sách bảo vệ thông tin khách hàng/thông tin thẻ
  • Trang thu thập thông tin chủ thẻ: tên chủ thẻ, tên người thụ hưởng, địa chỉ thường trú, địa chỉ giao hàng, số điện thoại nhà, số điện thoại di động, email, CMND…
  • Chức năng doanh nghiệp quản lý đơn đặt hàng
  • Quy trình giải quyết khiếu nại.

Về mặt kỹ thuật, Đơn vị chấp nhận thẻ có cần chuẩn bị gì để triển khai Cổng thanh toán Sacombank-ePAY trên website bán hàng không?

Chỉ cần website của Đơn vị là một website thanh toán có đầy đủ thông tin để khách hàng lựa chọn dịch vụ/hàng hóa cần mua. Sacombank sẽ hướng dẫn kết nối kỹ thuật, trong quá trình kết nối nếu Đơn vị gặp khó khăn Sacombank sẽ hỗ trợ và hướng dẫn trực tiếp cho đến khi website đi vào hoạt động.

Sau khi Đơn vị chấp nhận thẻ ký Hợp đồng triển khai Cổng thanh toán Sacombank-ePAY, phải mất bao lâu để website có Cổng Sacombank-ePAY đi vào hoạt động?

Nhanh nhất là 7 ngày làm việc và chậm nhất là 15 ngày làm việc vì việc tích hợp hợp wesite đơn vị vào Cổng thanh toán trực tuyến Sacombank-ePAY và thực hiện pilot (chạy thử) trước khi webisite đi vào hoạt động cần sự phối hợp của cả Sacombank và Đơn vị chấp nhận thẻ. Việc nhanh hay chậm phụ thuộc vào Đơn vị vì Sacombank có nhân viên phụ trách riêng hỗ trợ rất nhanh chóng.

Kể từ khi chủ thẻ thực hiện giao dịch mua hàng trên website kinh doanh của Đơn vị chấp nhận thẻ, bao lâu thì Đơn vị có thể nhận được tiền thanh toán?

Đơn vị chấp nhận thẻ sẽ nhận được khoản thanh toán của chủ thẻ nhanh nhất sau 24 tiếng. Tùy thuộc vào thời gian giao hàng và loại hình kinh doanh của Đơn vị mà giao dịch kết toán được gửi cho Tổ chức thẻ để đảm bảo Đơn vị có thời gian xác thực thông tin chủ thẻ trước khi giao hàng và trước khi ghi nợ vào tài khoản của chủ thẻ.

Khách hàng nêu những thắc mắc về giải pháp thanh toán trực tuyến ePAY.

Ông Nguyễn Minh Tâm, P.TGĐ Sacombank, trao giải thưởng là chiếc Laptop A0722 cho vị khách hàng may mắn.

Doanh nghiệp có phải trả phí nếu như việc tích hợp cổng thanh toán không thành công? Thời gian thu phí dịch vụ kể từ lúc nào?

Sacombank thu phí dịch vụ kể từ khi website đơn vị kinh doanh chính thức đi vào hoạt động, mọi chi phí trong thời gian kết nối kỹ thuật sẽ được hỗ trợ và hoàn toàn miễn phí.

Doanh nghiệp có được hỗ trợ chi phí nếu đã từng là đơn vị kinh doanh trực tuyến và không cần sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật kết nối cổng thanh toán Sacombank - ePAY của Sacombank?

Doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ miễn phí 100% chi phí kết nối kỹ thuật.

Mọi thắc mắc về dịch vụ Cổng thanh toán trực tuyến Sacombank-ePAY, vui lòng liên hệ TT DVKH Sacombank số 1900 5555 88 hay email ask@sacombank.com, hoặc gọi (08) 3526 6060.