1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Rút ruột, cân điêu để giảm giá khuyến mãi

Dùng đủ chiêu trò, các doanh nghiệp, nhà sản xuất ngày càng táo tợn "móc túi" người tiêu dùng một cách trắng trợn. Thậm chí, để hút khách, không ít nhà buôn đã rút ruột cân điêu rồi còn rêu rao giảm giá khuyến mãi để kiếm lợi.

Rút ruột, cân điêu để giảm giá khuyến mãi
 
Điển hình cho chiêu này chính là dân kinh doanh gas với về đủ các chiêu trò khuyến mại. Với giá bán rẻ hơn từ 10.000 - 30.000 đồng/bình gas, một số đại lý đã đánh vào tâm lí giá rẻ để kích cầu. Nhưng ít ai hiểu được sự thực mình đang bị móc túi trắng trợn với việc ăn bớt khối lượng.

 

Chị Nguyễn Thị Thi (quê gốc Thái Bình nay đang trọ khu Cổ Nhuế, Hà Nội), bức xúc "tôi thường đổi gas ở một cửa hàng quen, giá cả có rẻ hơn 20.000 đồng so với các cửa hàng khác nhưng gần đây tôi phát hiện ra mình bị mọc túi hơn 2kg gas cho mỗi lần đổi". Như vậy, mỗi lần đổi bình gas 12 kg chị Nga chỉ nhận được 9kg gas thực. Theo phản ánh từ phía người tiêu dùng, rất nhiều người đã gặp phải tình trạng này thậm chí có trường hợp "ăn gian" đến gần ½ trọng lượng của bình gas.

 

Cùng với rút ruột, cân điêu là một chiêu truyền thống, phổ biến nhưng được dân buôn áp dụng hiệu quả. Hầu như bất cứ một thứ hàng hóa nào từ rau, củ, quả đến các loại thức ăn như thịt, cá, tôm, chả,... đều rất dễ bị cân thiếu. Tại các chợ lớn như: Dịch vọng, Cổ Nhuế, Ngã Tư Sở... đặc biệt là các chợ cóc, chợ tạm, hàng rong tình trạng "cân điêu" càng phổ biến. Và dường như, cân điêu là điều "ai cũng biết" và bắt buộc phải chấp nhận.

 

Một tiểu thương tiểu thương bán thịt ở chợ Cầu Giấy thì được chị này cho biết "ở chợ ai chả thế nếu chỉ dựa vào giá thì đóng cửa sớm". Thông thường, khách hàng bị ăn gian khoảng 100g khi mua 1kg, tuy nhiên, nhiều tiểu thương "nhìn mặt thách đố".

 

Anh Hải Phong ở Khu tập thể Đại học GTVT vẫn chưa hết bức xúc khi một lần đi chợ đã bị cân điêu tới 2 lạng/ 1kg thịt lợn. Từ lần đó, về sau đi chợ anh Phong luôn cẩn thận nhìn cân thật kĩ.

 

Hàng đông lạnh là một loại rất dễ bị an gian sản phẩm. Do nhiều người tiêu dùng thiếu hiểu biết về khối lượng thực của các sản phẩm đông lạnh nên dễ bị hớ. Khối lượng thực chỉ được tính sau khi rã đông, tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất niêm yết khối lượng lại bao gồm cả phần mạ băng.

 

Một số bà nội trợ tinh ý phản ánh "khối lượng sau khi ra đông của nhiều sản phẩm không giống với khối lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất, thường bị sụt khoảng 20% so với khối lượng được công bố". Chị Hoàng Thu ở Định Cộng nhớ mãi kinh nghiệm mua 500g cá thu sau khi rã đông chỉ còn vẻn vẹn đúng 400g.

 

Các hàng gạo luôn là tâm điểm chú ý của các chiêu gian lận, ngoài việc cân điêu còn chiêu độc nhất là hỗn hợp gạo ngon và gạo giá rẻ theo tỉ lệ nhất định rồi bán với giá của gạo có "thương hiệu". Khách hàng vẫn phải móc hầu bao mua gạo tám Điện Biên với giá "cắt cổ" mà chắc chắn rằng đã bị pha tạp với các loại gạo rẻ tiền theo tỉ lệ ít nhất là 10:3.

 

Chuyện cân điêu, buôn gian bán lận của giới kinh doanh không một người dân Việt nào không biết đến hoặc đã từng "sập bẫy" rồi. Tuy nhiên, trên thực tế người tiêu dùng đang bằng lòng chấp nhận việc bị "móc túi" theo cả 1.001 chiêu thức tinh vi này với tâm lí "ở đâu cũng thế thôi". Chị Phan Thị Thu Hằng đang đi chợ Dịch Vọng cũng cho rằng "tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa thôi không mua hàng này sang hàng khác thì vẫn giữ nguyên hai chữ cân điêu".

 

Theo Huệ Bạch

VEF