1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Quảng Trị áp dụng công nghệ mới, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

(Dân trí) - Tỉnh Quảng Trị đang nỗ lực thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng hợp lý nhằm phát huy giá trị bộ sản phẩm chủ lực, gồm “6 cây, 2 con” theo hướng hữu cơ, nâng cao giá trị sản phẩm của ngành nông nghiệp một cách bền vững.

Trong năm 2018, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Trong đó sản lượng lương thực đạt gần 29 vạn tấn, tốc độ tăng trưởng nghành nông nghiệp đạt 5,56%, cao nhất từ trước đến nay, đóng góp một phần lớn vào nền kinh tế tỉnh Quảng Trị. 

Quảng Trị áp dụng công nghệ mới, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp - 1

Quảng Trị áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.

 

Địa phương đang chú trọng sản xuất những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, nhằm tăng giá trị. Trong đó, lúa hữu cơ là sản phẩm được bà con nông dân ứng dụng rộng rãi. Hiện diện tích canh tác lúa hữu cơ so với tổng diện tích canh tác nông nghiệp của địa phương đã đạt 400ha, nằm trong top những địa phương có tỉ lệ nông nghiệp hữu cơ cao nhất cả nước.

Bên cạnh việc chuyển đổi cây trồng, nhiều địa phương đã áp dụng công nghệ mới, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Lần đầu tiên máy cấy tự động xuất hiện trên cánh đồng Quảng Trị được xem là bước đi hứa hẹn góp phần “thay da đổi thịt” ngành nông nghiệp Quảng Trị.

Năm 2017, 4 hộ gia đình ở Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp và xây dựng Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) đã thành lập Tổ hợp tác và liên kết sản xuất lúa hữu cơ trên diện tích 8 ha. Nhận thấy mô hình này mang lại lợi nhuận cao, vụ Đông Xuân 2018-2019, Tổ hợp tác này mở rộng diện tích lên 12 ha.

Đặc biệt, người dân đã liên kết với đối tác để đưa máy cấy về trên đồng ruộng, cơ giới hóa khâu gieo cấy. Khi áp dụng vào thực tế cho thấy mang lại hiệu ích về nhiều mặt, với công suất gieo cấy lúa đạt từ 4 - 5ha/ngày, cao hơn nhiều so với cách gieo cấy truyền thống.

Quảng Trị áp dụng công nghệ mới, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp - 2

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, ông Hà Sỹ Đồng (giữa) động viên bà con nông dân sản xuất.

 

Kiểm tra việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Hải Lăng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, ông Hà Sỹ Đồng cho rằng, máy cấy xuất hiện lần đầu tiên trên đồng ruộng Quảng Trị là kết quả của sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, đây là một việc làm rất thiết thực.

Hiện nay các địa phương đang mở rộng diện tích cánh đồng lớn, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, việc đưa máy cấy lúa vào trên đồng ruộng là giải pháp mới cho cơ giới hóa nông nghiệp. So với gieo sạ, phương pháp mới này, chi phí sản xuất giảm được 50%, lợi nhuận cho nông dân tăng thêm đáng kể.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị Sở NN&PTN đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích các HTX và bà con nông dân ứng dụng rộng rãi công nghệ mới trong việc đưa cơ giới hóa khâu gieo cấy. 

Quảng Trị áp dụng công nghệ mới, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp - 3

Việc áp dụng máy móc giúp tiết kiệm nhiều thời gian, công sức.

 

Năm 2019, Quảng Trị tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới. Nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý với phát huy giá trị bộ sản phẩm nông nghiệp chủ lực gồm “sáu cây, hai con” theo hướng hữu cơ nhằm ngày càng nâng cao giá trị sản phẩm của nghành nông nghiệp một cách bền vững.

Ông Võ Văn Hưng - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện bà con nông dân trong tỉnh đã cơ bản gieo cấy xong 25 ngàn ha lúa vụ Đông- Xuân với các giống chất lượng cao, ngắn ngày và rất ngắn ngày. Ngay từ đầu vụ, Sở hướng dẫn các địa phương và bà con nông dân tranh thủ đúng lịch thời vụ, tập trung sản xuất, chú ý hơn nữa đến thâm canh như bón lót nặng, bón thúc sớm, phun các loại phân bón lá chuyện dụng cho lúa.

Nhằm chủ động sản xuất, Sở NN-PTNT đã trình UBND tỉnh phương án tổ chức sản xuất ứng phó với khí hậu trong năm 2019. Trong đó, chú trọng các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chống hạn, chính sách hỗ trợ giống cây trồng chuyển đổi, hỗ trợ một phần kinh phí cho nông dân canh tác. 

Đăng Đức

bannerchan-bai.gif