1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Phòng tránh, giảm thiểu và bồi hoàn các tác động bất lợi tới môi trường từ các dự án phát triển – Những nỗ lực của các nhà tài trợ quốc tế tại Việt Nam và Khu vực

Là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh, Việt Nam cũng giống như các nước trong khu vực Đông Nam Á như Myanmar, Indonesia, Campuchia chịu rất nhiều áp lực về cân bằng giữa các lợi ích kinh tế và môi trường.

Phòng tránh, giảm thiểu và bồi hoàn các tác động bất lợi tới môi trường từ các dự án phát triển – Những nỗ lực của các nhà tài trợ quốc tế tại Việt Nam và Khu vực - 1

Đặc biệt, với các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực mũi nhọn như năng lượng, giao thông, khai thác mỏ và phát triển nông thôn, các tác động tiềm ẩn tới môi trường và xã hội là rất rất khó lường và vì vậy công tác chuẩn bị, thực hiện và theo dõi đánh giá các kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và xã hội cũng như kế hoạch quản lý đền bù tái định cư bắt buộc và các vấn đề liên quan khác luôn được chính phủ và các nhà nhà tài trợ quốc tế coi trọng.

Phòng tránh, giảm thiểu và bồi hoàn các tác động bất lợi tới môi trường từ các dự án phát triển – Những nỗ lực của các nhà tài trợ quốc tế tại Việt Nam và Khu vực - 2

Trong những nỗ lực không ngừng nhằm cải thiện chất lượng và hiệu quả quá trình đánh giá tác động môi trường và xã hội, vấn đề đào tạo và nâng cao năng lực, chuyển giao tri thức cho các ban quản lý dự án, các chuyên gia tư vấn về môi trường và xã hội, và các cơ quan quản lý nhà nước tham gia vào công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường được ưu tiên hàng đầu.

Tuy nhiên, trong quá trình này các nhà tài trợ quốc tế đều có những mối quan tâm và những khó khăn, thách thức chung. Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo cho các ban quản lý dự án, các cơ quan chính phủ tham gia vào quá trình Đánh giá tác động môi trường cũng như hạn chế những khó khăn thách thức chung, Trung tâm Đào tạo về Bền vững Môi trường và xã hội Việt Nam (LC/AITCV), được thành lập tháng 4 năm 2015 theo Biên bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Bộ Ngoại giao và Thương mại ÚC (DFAT) và Cơ quan Hợp tác Phát triển Hoa kỳ (USAID) và Trung tâm Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam (AITCV).

Phòng tránh, giảm thiểu và bồi hoàn các tác động bất lợi tới môi trường từ các dự án phát triển – Những nỗ lực của các nhà tài trợ quốc tế tại Việt Nam và Khu vực - 3

Trong khuôn khổ hợp tác này Trung tâm Đào tạo về Bền vững Môi trường và xã hội Việt Nam (LC/AITVN) đã nhận được rất nhiều hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA) và hỗ trợ tài chính ban đầu từ DFAT. T

rong hai năm hoạt động, Trung tâm đã tổ chức một loạt các khóa tập huấn chất lượng cao về Đánh giá Tác động Môi trường, Thẩm định Đánh giá Tác động Môi trường, Tái định cư bắt buộc, Đánh giá Đa dạng Sinh học, Đánh giá Tác động Sức khỏe và Tham vấn cộng đồng và tham gia với sự tham gia đông đảo của các cán bộ và chuyên gia tư vấn về môi trường và xã hội cũng như của các cơ quan ban ngành liên quan của Việt Nam và các nước trong khu vực như Nhật bản, Trung Quốc, Myanmar, Indonesia và Sri lanka.

Bà Phạm Thanh Thủy - Giám đốc Trung tâm Đào tạo Bền vững về Môi trường và Phát triển: “Trong thời gian tới chúng tôi hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế để Trung tâm đào tạo Bền vững về Môi trường và Xã hội đã có thể tiếp tục mở rộng và xây dựng thêm các khóa tập huấn nâng cao và chuyên sâu cho từng ngành như khai thác dầu mỏ và khí, năng lượng và nước sạch và vệ sinh môi trường, đóng góp nhiều hơn nữa cho việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đảm bảo mục tiêu giảm thiểu tác động bất lợi tới môi trường và xã hội từ các dự án đầu tư phát triển ở Việt Nam và trong khu vực.”

Phương Anh