1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Nước Mỹ đã có hơn 100 ngân hàng sụp đổ

(Dân trí) - Hôm qua 23/7, các nhà điều tiết ngành ngân hàng Mỹ đã đóng cửa thêm 6 ngân hàng, nâng tổng số ngân hàng Mỹ bị đóng cửa từ đầu năm 2010 đến nay lên 102.

Nhóm ngân hàng bị đóng cửa thuộc các bang Georgia, Florida, South Carolina, Kansas, Nevada và Minnesota. Con số ngân hàng bị đóng cửa như trên cao nhất từ năm 1992 ở thời điểm đỉnh cao của khủng hoảng tiết kiệm.

Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) công bố đóng cửa ngân hàng Crescent Bank and Trust Co., có 1 tỷ USD tài sản; ngân hàng Sterling Bank of Lantana cỏ 407,9 triệu USD tài sản; ngân hàng Williamsburg First National Bank of Kingstree có 139,3 triệu USD tài sản; ngân hàng Thunder Bank of Sylvan Grove có 32,6 triệu USD tài sản; ngân hàng SouthwestUSA Bank có 214 triệu USD tài sản và ngân hàng Community Security Bank of New Prague với 108 triệu USD tài sản.

Tốc độ ngân hàng Mỹ bị đóng cửa trong năm 2010 như vậy cao hơn so với năm 2009 khi đó 140 ngân hàng đóng cửa trong bối cảnh suy thoái kinh tế và thua lỗ các khoản vay tăng cao. Bằng giờ này năm 2009, số ngân hàng Mỹ bị đóng cửa mới chỉ ở con số 64.

Làn sóng đóng cửa của các ngân hàng Mỹ dự kiến lên đỉnh cao trong năm nay và sẽ cao hơn so với con số 140 của năm 2009. Trong khi đó chỉ có 25 ngân hàng Mỹ đóng cửa trong năm 2008 và con số này vào năm 2007 là 3.

Việc các ngân hàng đóng cửa ồ ạt đã khiến FDIC thiệt hại hàng tỷ USD. Đến cuối tháng 3/2010, ngân sách FDIC thâm hụt 20,7 tỷ USD.

Danh sách ngân hàng thuộc diện có vấn đề theo tính toán của FDIC hết quý 1 đã lên mức 775. Chi phí giải quyết vụ việc liên quan đến sự sụp đổ của các ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2014 có thể lên tới 60 tỷ USD.

Ngọc Diệp
Theo CNNMoney