1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Làng mưu sinh bằng nghề “xẻ thịt” dây điện giữa Sài Gòn

(Dân trí) - Bó dây điện được cột chặt một đầu vào gốc cây, đầu còn lại chị Mai dồn hết sức giật mạnh về phía sau để tách dây lấy lõi đồng. Công việc “xẻ thịt” dây điện này là nghề chính của xóm lao động nghèo nằm bên dòng sông Vàm Thuật, quận Gò Vấp, TPHCM.

Người phụ nữ ở xóm lao động nghèo đang tiến hành xẻ thịt dây điện lấy lõi đồng
Người phụ nữ ở xóm lao động nghèo đang tiến hành "xẻ thịt" dây điện lấy lõi đồng

Cuối con hẻm trên đường Lê Đức Thọ (phường 15, quận Gò Vấp) gần 10 năm nay có một xóm của những cư dân nghèo từ các tỉnh phía Bắc quy tụ về sinh sống và mưu sinh bằng nghề “xẻ thịt” dây điện. “Cái nghề lượm ve chai, xe thịt dây điện vốn đã vất vả, có thể bị người ta xem thường nhưng đối với chúng tôi nó là một nghề lương thiện, không chỉ kiếm được cơm, cháo mà nó còn giúp chúng tôi có thêm chút tiền để gửi về quê cho con cái ăn học” - Chị Đặng Thị Mai (41 tuổi, quê ở tỉnh Ninh Bình) tâm sự.

Thường ngày, từ sáng sớm chị Mai rong ruổi vào khắp các ngõ ngách của Sài Gòn trên chiếc xe đạp cũ để nhặt ve chai, tìm mua phế liệu. Gặp khu vực nào đang thay dây điện, cáp viễn thông thì “trúng quả”. Chị Mai kể: “Tôi đi khắp nơi để lượm ve chai, sắt vụn nên cứ nơi nào điện lực, viễn thông thay dây điện là tôi biết hết. Cứ đến đợt đó là chúng tôi rủ nhau mua đến lại với giá rẻ rồi đóng thành từng bao tải chở về để xẻ thịt dần. Những ngày mổ xẻ dây điện thì tôi không phải đi xa nhưng để tách dây điện, lấy được lõi đồng bên trong cũng cực nhọc lắm, chai lì cả tay”.

Người phụ nữ ở xóm lao động nghèo đang tiến hành xẻ thịt dây điện lấy lõi đồng
Người phụ nữ ở xóm lao động nghèo đang tiến hành xẻ thịt dây điện lấy lõi đồng
Người lao động "xẻ thịt" dây điện để bán với gía cao hơn và không gây ô nhiễm môi trường như thường đốt dây điện như trước đây
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 

Lõi đồng sau khi “xẻ thịt” sẽ được các đầu mối thâu mua đem bán lại cho chợ điện tử Nhật Tảo trên đường Nguyễn Duy Dương (phường 9, quận 10) với giá khá cao. “Nếu mà đồng tự tay bóc, không bị trầy xước thì khoảng 80.000 đồng/kg còn đồng đem đốt, dính nhiều nhựa cháy đen thì chỉ có giá 30.000 đồng/kg. Mỗi tuần tôi có thể tuốt được khoảng 30 - 40kg dây đồng. Công việc này tuy vất vả nhưng thu nhập cũng khá nên cuộc sống của gia đình của tôi cũng đỡ hơn, không chỉ có cái ăn, cái mặc mà còn có tiền dư để chuyển về nhà nuôi các con ăn học” – Chị Mai kể.

Vừa nói chuyện, chị Mai vừa cầm bó dây điện buộc chặt vào tròng sắt cố định trên thân thân cây rồi dùng hết sức mạnh của đôi tay, ngả mình về phía sau liên tục chồm tới giật mạnh để tách nhựa lấy lõi đồng.

Cũng làm nghề “xẻ thịt” dây điện như chị Mai là gia đình chị Vũ Thị Hằng (39 tuổi, quê Vĩnh Phúc), chị Hằng cho biết, đã sống ở khu vực xóm ve chai này được 8 năm. Trước đây, chị cùng mọi người thường mang dây điện thu gom được chất đống rồi đốt để lấy lõi đồng. Tuy nhiên, việc làm này gây ô nhiêm môi trường và làm cho lõi đồng bị đen, khi đem bán rất mất giá nên khoảng 2 năm nay mọi người chuyển sang “xẻ thịt” dây điện bằng tay.

Chìa bàn tay sần sùi, chi chít xẹo vì dao cắt, chị Hằng tâm sự: “Để lấy được lõi dây đồng bên trong dây điện phải mất 4 công đoạn gồm: cắt, gọt, tách, buộc và kéo. Trong đó, công đoạn gọt, tách là khó khăn nhất. Nếu làm không khéo sẽ bị dao cắt trúng tay gây thương tích”.

Chiếc xe đạp là phương tiện chính của lao động nơi đây
Chiếc xe đạp là phương tiện chính của lao động nơi đây
Những bó dây điện nằm bên đường chờ xẻ thịt
Những bó dây điện nằm bên đường chờ "xẻ thịt"

Dù vất vả những người dân lao động xóm nghèo này vẫn mong có được dây điện để “xẻ thịt”, một kg dây điện, cáp viễn thông mua với giá 15.000 - 20.000 đồng; sau khi tách ra lõi đồng, có thể bán được 70.000 - 80.000 đồng/kg, riêng phần vỏ cũng bán được 15.000 đồng/kg. “Thời gian gần đây việc thu gom dây điện gặp nhiều khó khăn, ngày nào gặp may thì còn mua được hàng, chứ nhiều ngày về không. Gần đây mưa nhiều nên dây điện được “mổ” ra cũng không có chỗ phơi, chất đầy trong nhà” – Chị Hằng than thở.

Theo các chủ một cửa hàng thu mua dây đồng tại chợ điện tử Nhật Tảo, hiện nay, kim loại cũng ngày càng khan hiếm dần nên việc tái chế lại các kim loại đồng nhôm... từ sản phẩm đã loại bỏ là rất cần thiết. Đặc biệt, là mua kim loại từ những người bán nhôm nhựa, ve chai cũng rẻ hơn rất nhiều so với giá các địa lý đưa ra.

Trung Kiên
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước