1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Khủng hoảng chia tiền tại doanh nghiệp

Việc thỏa thuận mức lương giữa doanh nghiệp và người đi làm thuê dẫn tới tình trạng nhân viên liên tục nhảy việc, doanh nghiệp thì thường xuyên đăng tuyển trong khi thất nghiệp vẫn đang là vấn đề thời sự. Một điều đặc biệt, khủng hoảng không nằm ở các vị trí cấp cao, mà là ở cấp nhân viên.

Theo ông Ngô Minh Tuấn, chủ tịch Học viện CEO Việt Nam, chia sẻ: “Đang có một cuộc khủng hoảng chia tiền tại doanh nghiệp Việt Nam”.

1. Từ cách sử dụng nhân lực đến tư duy đầu tư của ông chủ doanh nghiệp

Sử dụng nhân lực: Công ty phải có đủ 4 yếu tố:

• Bản mô tả công việc cho từng vị trí;

• Bảng chỉ tiêu hoàn thành công việc do nhân viên tự nguyện cam kết;

• Chính sách khi hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu công việc;

• Cơ chế hỗ trợ định hướng cách làm việc hiệu quả và đào tạo nhân lực.

Thiếu một trong 4 yếu tố trên, anh sẽ làm khó nhân viên. Bởi họ không chủ động được trong công việc, không biết thế nào là hoàn thành và không hoàn thành công việc, đồng thời họ cũng không định giá mức lương của bản thân trên hiệu quả làm việc mà chỉ căn cứ vào thời gian có mặt tại doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp thì lại định giá trên hiệu quả bằng cảm tính mà không đo đếm. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng mang tên “chia tiền” tại doanh nghiệp.

Tư duy đầu tư của ông chủ doanh nghiệp - Không phân biệt được đâu là đầu tư, đâu là chi phí
Tư duy đầu tư của ông chủ doanh nghiệp - Không phân biệt được đâu là đầu tư, đâu là chi phí

“Khi đi tư vấn doanh nghiệp, tôi đều gặp phải câu chuyện đầu tư và chi phí. Ví dụ, một trường đại học mới thành lập, hoặc cần tổ chức lại cho tốt, thì phần đầu tư họ chỉ tính cho cơ sở vật chất, trang thiết bị.... Riêng đội ngũ giảng viên là quan trọng nhất để tạo ra sự khác biệt về chất lượng, thì được tính là chi phí lương, nên khi hạch toán lỗ thì họ cắt đúng chỗ chi phí tạo lỗ, và rơi vào bài toán luẩn quẩn. Hay doanh nghiệp mới thành lập, việc chi phí để có được đội ngũ nhân sự tốt, là nền tảng phát triển cho doanh nghiệp phải là khoản đầu tư, thì ông chủ lại đưa vào hạng mục chi phí, điều này khi hạch toán kinh doanh lỗ, thì họ lại giảm quỹ lương và tìm cách cắt lỗ, thế là lại rơi vào bài toán luẩn quẩn” – ông Ngô Minh Tuấn chia sẻ.

2. Từ cách làm việc của người lao động: Có 3 nhóm người lao động

Nhóm 1: Vào “biên chế”

Nhóm này, khi có việc làm, ký hợp đồng lao động chính thức xong, họ yên tâm “làm việc” đủ thời gian mà không cần biết đến hiệu quả từng ngày, từng tuần, từng tháng ra sao mà chỉ ngồi ngày qua ngày hưởng lương. Hãy tưởng tượng, nếu bạn là chủ doanh nghiệp, liệu bạn có đủ tiền để trả lương khi nhân viên làm việc không hiệu quả?

Khủng hoảng chia tiền tại doanh nghiệp - 2

Nhóm 2: “Sống ảo”

Nhóm này còn nguy hiểm hơn nhóm 1, mặc dù họ có vẻ thông minh, lanh lợi hơn nhóm 1, nhưng họ lại cho họ là “thông minh” hơn người. Và bằng cách họ không đo đếm hiệu quả làm việc của họ, nhưng họ tự cho mình là giỏi, tự cho mình được quyền đòi hỏi lương cao hơn người khác, và khi doanh nghiệp không đáp ứng được thì họ “nhảy” việc, và thường xuyên “nhảy” việc.

Nhóm 3: Khoa học

Nhóm này tuân thủ kỷ luật doanh nghiệp và cá nhân họ đề ra, họ thường xuyên tự đo đếm hiệu quả làm việc của cá nhân từng ngày, trên cơ sở định hướng của doanh nghiệp. Vì vậy họ định vị được mức lương họ hưởng, họ hiểu giá trị của đồng lương ấy, đồng thời rà soát lại phần kiến thức, kỹ năng còn thiếu trong công việc để học hỏi những người thành công, để tìm những khóa học ngắn hạn thực tiễn từ những người thầy thực tiễn để bổ sung kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao hiệu quả công việc đang làm.

Người ở nhóm này, họ luôn làm việc trong niềm đam mê, ung dung, tự tại, hòa đồng cùng mọi người, họ hiểu họ ở đâu, còn thiếu những gì, cần bổ sung thêm gì

Thực tế tại doanh nghiệp

90% doanh nghiệp Việt Nam không có đủ 4 yếu tố được thể hiện bởi con số khổng lồ với hơn 68,000 doanh nghiệp phá sản hàng năm (thống kê năm 2015).

90% người lao động Việt Nam thuộc nhóm 1 và nhóm 2 và không chịu đi học thêm các khóa học thực tiễn để bổ sung kiến thức. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của lao động năm 2015 là 2.31% (năm 2013 là 2,18%; năm 2014 là 2.10%).

Với kinh nghiệm kinh doanh, tư vấn và điều hành doanh nghiệp gần 20 năm, ông Ngô Minh Tuấn cùng đội ngũ nhân sự kinh doanh chuyên nghiệp đã thành lập Học viện CEO Việt Nam, một địa chỉ tin cậy về đào tạo nguồn nhân sự làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và tư vấn, vận hành cho các doanh nghiệp trong năm 2015 – 2016.

Với bài viết này, người viết xin chia sẻ góc nhìn và một vài giải pháp mong muốn doanh nghiệp Việt Nam, con người Việt Nam ngày một hoàn thiện để bước vào công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả.