1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Khi sức khoẻ nền kinh tế nhìn từ… cốc bia

(Dân trí) - Cùng với thu nhập của người dân tăng lên, dân số trẻ và một nền văn hoá mở đã tạo ra một “nền văn hoá bia” mạnh tại đây. WB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt 6% trong năm nay, cao hơn so với các nước Đông Nam Á khác.

 
Khi sức khoẻ nền kinh tế nhìn từ… cốc bia

Có một thước đo "sức khoẻ" nền kinh tế mà có lẽ sẽ cho một kết quả chính xác hơn, đó là… doanh số bán bia. 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Đo lường sức khoẻ một nền kinh tế vốn dĩ không hề đơn giản. Người ta có thể đánh giá qua các chỉ số có vẻ “mơ hồ” như tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), qua doanh số bán nhà, lợi nhuận của các công ty… Tuy nhiên, có một thước đo mà có lẽ sẽ cho một kết quả chính xác hơn, đó là… doanh số bán bia. 

Doanh số bán bia tại nhiều nước đang phát triển trong đó có cả Mỹ và Tây Âu sụt giảm trong những năm gần đây. Con số này cũng sụt giảm trong hơn một thập kỷ qua tại Nhật Bản. Trong khi đó, tại Australia chứng kiến mức tiêu thụ bia thấp nhất trong vòng 60 năm qua do dân số lão hoá, ưa chuộng rượu vang hoặc rượu mạnh hơn là lựa chọn bia. 

Ngược lại, tiêu thụ bia đang tăng mạnh ở các quốc gia châu Á, nơi mà dân số trẻ thu nhận người dân gia tăng trong khi hệ thống phân phối được cải thiện. 

Trung Quốc đã tạo ra 4 trong tổng số 10 loại bia hàng đầu thế giới và Brazil cũng góp mặt với 2 thương hiệu lớn nằm trong danh sách này. Theo dự báo của BMI Research, mặc dù (hoặc có lẽ vì) suy thoái kinh tế, người dân nước này vẫn uống nhiều bia và giảm tiêu thụ những loại rượu đắt tiền.

“Ngành đồ uống có cồn có xu hướng dễ bị tổn thương với các chu kỳ kinh tế hơn so với lương thực thực phẩm bởi do không phải là mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, ngành rượu bia vẫn ít bị ảnh hưởng hơn so với các mặt hàng xa xỉ khác”, Raphaele Auberty, chuyên gia phân tích tại BMI Research cho hay. 

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp khác biệt! Tăng thuế, hạn chế tiêu thụ bằng các quy định hay tốc độ tăng trưởng chậm của nền kinh tế có thể ảnh hưởng tới tiêu thụ bia.

Như tại Philippines, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất, đang áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm bia rượu và thuốc lá cùng với mức chênh lệch cao trong thu nhập của người dân đã khiến cho ngành bán lẻ bị tổn thương.

Tại các quốc gia có đông người Hồi giáo như Indonesia và Malaysia cũng có thêm nhiều rủi ro cho những nhà kinh doanh bia. Đơn cử như tại Indonesia, đất nước có đông người Hồi giáo nhất thế giới, hồi đầu năm nay đã áp một lệnh cấm bán bia tại các cửa hàng tiện lợi và các cửa hàng bán lẻ khác.

Ngân hàng Thế giới dự báo GDP của Indonesia có thể tăng trưởng 5,2% trong năm nay trong khi tại Malaysia là 4,8%. Những con số này ở mức thấp hơn so với Việt Nam - quốc gia hiện đang “dẫn đầu” trong khu vực về tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Với những quán “bia hơi” hay “bia tươi” vỉa hè có giá chưa đến 10.000 đồng/cốc, lượng tiêu thụ bia đang tăng chóng mặt tại Việt Nam. Cùng với thu nhập của người dân tăng lên, dân số trẻ và một nền văn hoá mở đã tạo ra một “nền văn hoá bia” mạnh tại đây. WB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt 6% trong năm nay, cao hơn so với các nước Đông Nam Á khác.

 Phương Dung
Theo Bloomberg
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”