1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

TPHCM:

Hé lộ tình tiết mới về phi vụ "lại quả" 10 tỷ của Huyền Như

(Dân trí) - Để chiếm đoạt đựơc số lượng tiền khổng lồ hơn 600 tỷ đồng của ngân hàng ACB, Huỳnh Thị Huyền Như đã dùng thủ đoạn trích trả ngay hơn 10 tỷ đồng tiền lãi ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, người nhận 10 tỷ đồng này chưa được làm rõ.

Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm tại tòa phúc thẩm
Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm tại tòa phúc thẩm

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

* Sữa lậu bày bán công khai

* Dự báo lạm phát 2015 thấp: “Cơ hội tiếp tục hạ lãi suất”

* Sau dầu ăn bẩn, Đài Loan rúng động vì đậu hũ khô

* Nga tung một loạt biện pháp mới để “hãm phanh” đồng Rúp

* Huyền Như "rắc thính" lừa 200 tỷ của Navibank dễ như trở bàn tay

* Kinh tế Việt Nam 2015 từ góc nhìn của các doanh nghiệp lớn

Sáng 18/12, đại diện Ngân hàng ACB được HĐXX mời nêu kháng cáo tại phiên tòa cấp phúc thẩm. Ông Nguyễn Hồng Tản được cử làm đại diện cho 19 nhân viên Ngân hàng ACB tại tòa để đề nghị xem xét kháng cáo. Theo kháng cáo của ACB, đại diện ngân hàng này đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm xem xét về: Thủ tục tố tụng, tội danh của bị cáo Huyền Như và trách nhiệm bồi thường số tiền bị chiếm đoạt.

Theo bản án sơ thẩm, sau khi biết ACB có nguồn tiền muốn gửi vào Vietinbank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh để lấy tiền lãi cao hơn (lãi chênh ngoài hợp đồng), nhưng theo nguyên tắc ngân hàng này không được đem tiền đến ngân hàng khác gửi để lấy lãi cao hơn nên ACB (cũng như Navibank) đã phải dùng đến các nhân viên của mình, uỷ thác cho họ đem tiền đến gửi tại Vietinbank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
 
Vì vậy, Huyền Như thông qua bà Huỳnh Thị Ngọc Ánh - Phó phòng kế toán ACB, lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, làm giả hợp đồng tiền gửi, ký giả chữ ký của Võ Anh Tuấn - Phó Giám đốc Vietinbank - chi nhánh Nhà Bè đóng dấu giả Vietinbank - chi nhánh Nhà Bè để huy động 50 tỷ đồng của ACB thông qua hai người gửi.

Ngoài ra, ACB tiếp tục uỷ thác cho 17 nhân viên đem số tiền 668,908 tỷ đồng gửi vào Vietinbank với lãi suất 14%/năm, lãi ngoài từ 3,8 đến 4%/năm để Như chiếm đoạt. Để chiếm đoạt đựơc số lượng tiền khổng lồ của ACB, Huyền Như đã dùng thủ đoạn trích trả ngay hơn 10 tỷ đồng tiền lãi ngoài hợp đồng cho ACB.

Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm tại tòa phúc thẩm
Huyền Như khai tại tòa phi vụ lừa đảo tại ACB của Như thông qua Huỳnh Thị Bảo Ngọc - Phó phòng quản lý quỹ của ACB

Ngoài việc làm giả 16 lệnh chi, ký giả chữ ký của 9 chủ tài khoản để làm thủ tục tất toán và chiếm đoạt số tiền hơn 81 tỷ đồng, Như làm giả lệnh chi, ký giả chữ ký của các chủ tài khoản để chuyển hết số tiền từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm của các nhân viên ACB đi trả nợ và chiếm đoạt số tiền còn lại trong tài khoản tiền gửi của các nhân viên ACB.

Đại diện ACB khẳng định, 17 nhân viên được ACB ủy thác 668 tỷ đồng ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền hưởng lãi, khoản lãi trích thẳng vào tài khoản cá nhân của từng người,hiện tất cả đều chưa được trả gốc và lãi.

Đại diện ACB xác nhận trước HĐXX, các nhân viên được ủy thác gửi tiền và chia làm hai nhóm. Sau khi có hợp đồng ủy thác thì họ đã chuyển tiền từ ACB sang Vietinbank. Sau khi gửi tiền không có giao dịch gì cả. Đại diện ACB cho biết, đơn vị này đòi Vietinbank trả lại số tiền mà họ ủy thác cho 19 nhân viên đi gửi tiền tại Vietinbank.

Theo trình tự, ACB ủy thác cho nhân viên và nhân viên gửi tiền sang Vietinbank thông qua Huyền Như. Đến đây, chủ tọa phiên tòa cho rằng phía ACB “khi đi thì bắc cầu, khi về thì đi thẳng”. Như vậy mối quan hệ ở đây là giữa ACB với Nhân viên; quan hệ giữa nhân viên và Vietinbank thông qua Huyền Như.

Chủ tọa đặt câu hỏi: Vì sao ACB không đem tiền gửi thẳng mà lại ủy thác qua nhân viên? Câu trả lời của đại diện ACB cũng giống như của Vietinbank là cần cân bằng thanh khoản cho khách hàng, đặt mục tiêu sử dụng đồng tiền hiệu quả nhất.

Huyền Như khai tại tòa: phi vụ lừa đảo tại ACB của Như thông qua Huỳnh Thị Bảo Ngọc - Phó phòng quản lý quỹ của ACB. Theo thỏa thuận, số tiền chênh lệch 10 tỷ đồng Như chuyển cho Ngọc. Đến đây, chủ tạo dừng thẩm vấn Huyền Như để đối chất với Huỳnh Thị Bảo Ngọc. Người này cho biết: Không có chuyện Như chuyển tiền cho Ngọc. Việc trả tiền chênh lệch ngoài hợp đồng là vào tài khoản của các nhân viên.

Huyền Như được áp giải khỏi tòa vào sáng 18/12
Huyền Như được áp giải khỏi tòa vào sáng 18/12
 
Các bị cáo khác cũng lần lượt đưa ra xe đặc chủng
Các bị cáo khác cũng lần lượt đưa ra xe đặc chủng

Chủ tọa quay sang Huyền Như chất vấn, bị cáo như khai: “Theo lời của chị Ngọc thì bị cáo chuyển tiền vào tài khoản của Huỳnh Thị Chiêu Uyên”. Huỳnh Thị Bảo Ngọc lập tức chen lời: “Đó là thỏa thuận giữa Huyền Như và Chiêu Uyên, tôi không biết”.

“Huỳnh Thị Chiêu Uyên là ai”, chủ tọa hỏi Huyền Như, “Là chị gái của Huỳnh Thị Bảo Ngọc” - Huyền Như nói.

Chủ tọa phiên tòa cho biết sẽ triệu tập Huỳnh Thị Chiêu Uyên lên tòa để làm rõ, tránh bỏ lọt tội phạm.

11h40 phiên tòa tạm nghỉ. Chiều nay, HĐXX tiếp tục thẩm vấn các bên liên quan.

Trung Kiên - Công Quang

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”