1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Cuộc chiến dầu ăn: Giá và chất lượng

Với khoảng 35 doanh nghiệp cung cấp, thị trường dầu ăn tại Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt, bao gồm cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong khi đó, về phía người tiêu dùng, quyết định lựa chọn chỉ dựa trên chất lượng và giá cả.

Dầu ăn Cánh Buồm đang dành được sự ưu ái của các bà nội trợ.
Dầu ăn Cánh Buồm đang dành được sự ưu ái của các bà nội trợ.

Người Việt Nam đã quen với việc dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật trong chế biến thức ăn hàng ngày và ý thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, tính dinh dưỡng của sản phẩm đối với người tiêu dùng trong nước ngày càng gia tăng.

Tuy cùng loại nguyên liệu, nhưng chất lượng giữa các nhãn dầu ăn là khác nhau do quy trình chế biến, bảo quản và các chất dinh dưỡng bổ sung. Theo đó, giữa bối cảnh trên thị trường càng có nhiều nhãn hiệu thì người tiêu dùng càng nhiều lựa chọn.

Thống kê của Bộ Công thương cho thấy, tính đến giữa 2012, thị trường Việt Nam có 35 doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm dầu thực vật. Quy hoạch phát triển ngành dầu thực vật đến năm 2020, sản lượng dầu tinh luyện sẽ là 1.587 nghìn tấn và sản lượng dầu thô sẽ là 370.000 tấn.

Những sản phẩm đủ sức cạnh tranh cũng buộc phải đi từ chất lượng sản phẩm, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe từ phía cơ quan chức năng đưa ra cũng như người tiêu dùng yêu cầu - bên cạnh giá bán.

Theo PGS.TS Phan Thị Sửu - Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn Vệ sinh Thực phẩm, người tiêu dùng nên chọn loại dầu ăn chứa nhiều axít béo không no như dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu mè (dầu vừng), dầu ngô, dầu hướng dương, dầu đậu nành…

Khi hội nhập càng sâu thì sự xuất hiện của các nhãn dầu ăn cao cấp càng nhiều, có thể kể đến Sailing Boat, thường được gọi là dầu Cánh Buồm (tinh dầu hạt cải, tinh dầu đậu nành), nhập khẩu từ Singapore. Sản phẩm này hiện đang chiếm lĩnh thị trường Singapore, Malaysia và hiện đang được ưa chuộng tại Việt Nam, với slogan khá ấn tượng “Thuận buồm xuôi gió - Cả nhà cùng vui”.

Một hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm dầu ăn Sailing Boat tại Hải Phòng.
Một hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm dầu ăn Sailing Boat tại Hải Phòng.

Nguyên nhân là với loại dầu này, người tiêu dùng có thể dùng để chiên lại nhiều lần mà vẫn đảm bảo chất lượng. Sản phẩm được sản xuất với dây chuyền công nghệ tiên tiến, không có cholesterol, giàu vitamin E, giàu dưỡng chất Omega 3, 6 và 9 và quan trọng là đã đạt được các tiêu chuẩn kiểm định chặt chẽ của bộ Y tế khi nhập vào Việt Nam.

Phương diện thứ hai là về giá. Tính cạnh tranh sẽ càng trở nên khốc liệt khi các sản phẩm ngoại nhập khẩu vẫn đáp ứng được độ hợp lý nhất định trong mức giá so với các sản phẩm sản xuất trong nước. Chẳng hạn như với Sailing Boat kể trên, giá cũng chỉ tương đương với các loại dầu ăn có thương hiệu khác sản xuất tại nội địa. Đó cũng một ưu thế của dầu ăn nhập ngoại, đặc biệt khi thuế suất nhập khẩu dầu ăn đã được đưa xuống 0%.

Như vậy, giữa một thị trường đầy tính cạnh tranh như hiện nay, hiển nhiên được lợi nhất vẫn là người tiêu dùng, bởi “thượng đế” luôn là người có quyền được lựa chọn.

PV