1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Có nên mua nhà thời điểm này?

Thị trường bất động sản (BĐS) đang trầm lắng nhưng vẫn có những nhà đầu tư dài hạn âm thầm lùng mua những BĐS có tiềm năng.

Sau những đợt tăng nóng, thị trường BĐS lại trầm lắng. Điều này khiến cho nhiều người phần vân không biết có nên mua nhà trong thời điểm này hay không. Tuy nhiên, một bộ phần khác lại âm thầm lùng mua bởi hai lí do.

Thứ nhất, thị trường trầm lắng dễ có cơ hội mua nhà giá gốc và được kí hợp đồng trực tiếp với nhà đầu tư, bớt đi khoản chênh lệch cho trung gian.

Thứ hai, các nhà đầu tư có kinh nghiệm giá BĐS Hà Nội, nhất là những dự án có vị trí đẹp và được phát triển bởi các nhà đầu tư uy tín thường chững lại ở mức cao và chỉ có tăng chứ ít khi giảm.

Có nên mua nhà thời điểm này? - 1
Giai đoạn trầm lắng là thời điểm tốt nhất để xem xét, “lọc” những dự án tốt để mua ở hay đầu tư.
 
Tại Hà Nội, việc mua căn hộ trực tiếp từ chủ đầu tư theo giá công bố gần như không tưởng. Chủ đầu tư hay chọn phương án bán cả sàn cho nhà đầu tư thứ cấp nên giá đến người mua thường cao hơn. Trong khi đó, khi chọn mua nhà dự án, nếu không có kinh nghiệm, người mua dễ “hớ”.

Trong phân khúc căn hộ, các dự án danh tiếng có giá bán rất cao 40 -50 triệu đồng/m2. Những dự án có giá thấp hơn thì chất lượng khi hoàn thành cũng là một câu hỏi lớn. Gặp được chủ đầu tư uy tín, người mua sẽ được hưởng lợi từ chất lượng xây dựng, thiết kế, cách phát triển dự án chuyên nghiệp. Nhưng không may “dính” vào dự án phát triển kiểu ăn xổi, người mua rất dễ bị chôn vốn do tiến độ kéo dài, chất lượng hoặc thiết kế không đạt yêu cầu.

Mặt khác, người mua nhà Hà Nội cũng chịu thiệt khi gặp cảnh mua bán “tù mù”. Trong TPHCM, người mua có thể thấy trước được căn hộ định mua thông qua nhà mẫu của dự án do chủ đầu tư xây dựng. Còn ngoài Hà Nội, khách chỉ mua trên giấy mà không “tận mục sở thị” bởi chủ đầu tư bớt hẳn hạng mục này cho đỡ tốn kém. Do đó, rất nhiều khách hàng gặp cảnh dự án tăng giá bán so với hợp đồng, căn hộ bị điều chỉnh diện tích thiết kế và chất lượng căn hộ thì đến ở mới biết.

Chọn mặt gửi vàng

Trong lúc thị trường tăng nóng, những yếu tố rủi ro rất dễ bị khách mua bỏ qua. Giai đoạn trầm lắng là thời điểm tốt nhất để xem xét, “lọc” những dự án tốt để mua ở hay đầu tư. Vẫn còn những nhà đầu tư ăn xổi nhưng cũng có những chủ đầu tư không chạy theo những biến động nhất thời của thị trường, mà chọn hướng phát triển dự án chuyên nghiệp, lâu dài, tạo ra những sản phẩm chất lượng, hướng đến giá trị bền vững và tăng theo thời gian cho người sở hữu.

Một nhà buôn BĐS lọc lõi tiết lộ, trong lúc thị trường còn vàng thau lẫn lộn, việc chọn mua nhà tại các dự án đã được ngân hàng thẩm định là điều kiện an toàn cho khách mua. Đó là vì công tác thẩm định các dự án của ngân hàng rất chặt chẽ để có thể hạn chế thấp nhất những rủi ro. Với chính sách thắt chặt cho vay tín dụng, chỉ những dự án được đầu tư bài bản có chiều sâu mới thuyết phục được sự thẩm định kỹ càng của các ngân hàng.

Dự án Ecopark ở phía Đông Thủ đô đã thuyết phục được nhiều ngân hàng, trong đó có Vietcombank. Tại Ecopark, thủ tục vay vốn khá đơn giản: người mua chung cư chỉ cần có đề nghị vay vốn, bản sao chứng minh thư, hộ khẩu hoặc KT3, các giấy tờ chứng minh tài chính hoặc giấy tờ, tài sản bảo đảm (nếu có) là có thể vay Vietcombank tới 70% giá trị căn hộ trong vòng 15 năm và có thể giải ngân ngay từ đợt thanh toán đầu tiên.

Thế cân bằng Đông – Tây

Trong thời gian qua, chạy theo sự nóng “ảo” của thị trường mà nhiều người đã phá sản vì “cơn sốt đất Ba Vì” hay “trục Hồ Tây - Ba Vì”. Trên thực tế, việc mở rộng Thủ đô về phía Tây là tất yếu vì khu vực này có quỹ đất lớn nhưng do chính sách, chiến lược quy hoạch chưa rõ ràng, dẫn đến mất cân bằng, không kiểm soát được diễn biến thị trường nhà đất.

Bài học từ những cơn sốt đất này cho thấy bất cập trong tư duy phát triển đô thị một chiều, khiến giá đất bị đẩy lên “chót vót” trong một thời gian ngắn rồi nguội lạnh khiến người mua phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

Vì chạy theo sự tăng nóng của thị trường mà ít người để ý rằng, định hướng quy hoạch vùng Thủ đô, như ông Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam - đã khẳng định, là cần phát triển theo hướng đa cực, và tập trung liên kết giữa Thủ đô và các vùng lân cận. Hiện nay, những khu đô thị phía Đông đã tận dụng được cơ hội, lợi thế để tạo bước đột phá. Đó là một tín hiệu đáng mừng, tạo thế cân bằng giữa Đông và Tây và tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng khi mua nhà.

Theo Vũ Đức
VietnamNet