1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

CNBC thực hiện phóng sự đặc biệt về một "Thương hiệu quốc gia Việt Nam"

Ngày 30/11, Bộ Công Thương và Hội đồng thương hiệu quốc gia đã công bố danh sách 88 doanh nghiệp được công nhận là "Thương hiệu quốc gia Việt Nam" năm 2016.

“Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (Vietnam Value) là chương trình duy nhất của Chính phủ Việt Nam tiến hành với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm.

Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Number One lần thứ 4 nhận được phần thưởng cao quý này.

Trước đó, kênh truyền hình tài chính nổi tiếng nhất thế giới CNBC (Mỹ) đã cử một ê kíp thực hiện phóng sự về một mô hình doanh nghiệp gia đình mà họ cho là thành công bậc nhất ở Việt Nam.

Câu chuyện giữa phóng viên CNBC Pauline Chiou với ông Trần Quý Thanh và 2 cô con gái (Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích) đã làm nổi bật nỗ lực bền bỉ trong lao động của các thành viên trong gia đình này để đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn và vươn ra quốc tế. Tân Hiệp Phát hiện là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường nước giải khát trong nước và được định giá khoảng 2 tỷ USD.


Ông Trần Quý Thanh.

Ông Trần Quý Thanh.

Pauline: Tôi là Pauline Chiou của đài truyền hình Mỹ CNBC, tôi đang có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Trong chương trình Running in the Family hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về gia đình họ Trần. Đây được xem là một trong những gia đình làm kinh tế thành công bậc nhất ở Việt Nam, sở hữu Tập đoàn Tân Hiệp Phát với công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới.

Ông Trần Quí Thanh: Một giai đoạn sau năm 1975, kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn. Bấy giờ, có rất nhiều người rời khỏi Sài Gòn, nhưng tôi luôn ghi nhớ một điều rằng: Tôi không bao giờ rời bỏ quê hương mình!

Pauline: Doanh nhân 63 tuổi đang gặt hái những thành quả xứng đáng với công lao và tâm huyết ông đã đầu tư. THP hiện có bốn nhà máy trên khắp Việt Nam với hơn 4000 nhân viên và tạo ra lao động gián tiếp cho hàng ngàn người khác. THP cũng có bước đi táo bạo khi đầu tư 300 triệu đô-la cho 10 dây chuyền công nghệ Aseptic hiện đại nhất thế giới, để đảm bảo cho các sản phẩm được chiết rót và đóng chai hoàn toàn vô trùng.

Để chiếm lĩnh nhiều thị phần hơn nữa, THP cũng đang tích cực phát triển các sản phẩm mới, đặc biệt ở phân khúc nước giải khát có lợi cho sức khỏe. Theo ước tính mới nhất, THP đang phát triển khoảng hơn 100 sản phẩm mới.


Bà Trần Uyên Phương

Bà Trần Uyên Phương

Trần Uyên Phương: “Khi chúng tôi định tung ra thị trường sản phẩm trà xanh, rất nhiều chuyên gia trong nước, băn khoăn vì làm sao một công ty nội địa lại có thể thành công khi đóng chai một thứ mà người ta vẫn tặng miễn phí ở đa số các quán cà phê, đó là trà. Người ta luôn tặng kèm trà miễn phí. Khi các thương hiệu đa quốc gia, thương hiệu quốc tế đã thất bại ở phân khúc này, làm sao lại có thể tin rằng một công ty nội địa lại có thể chiến thắng? Điều đó là không thể.”

Và nhiều chuyên gia từ các tập đoàn lớn liên tục thách thức chúng tôi. Nhưng ba tôi tin tưởng vào con đường ông đã chọn. Và ông ngay lập tức bắt tay vào hành động. Sau hai năm, thành công đã minh chứng cho niềm tin của ông. Trà xanh trở thành sản phẩm bán chạy hàng đầu ở Việt Nam.

Pauline: Là người sáng lập THP, trăn trở của ông Trần Quí Thanh không chỉ đơn giản là nhượng lại ghế CEO của mình cho các con, mà ông còn muốn truyền lại triết lý và kinh nghiệm quản lý cho thế hệ kế thừa.

Ông Trần Quí Thanh: Các con của tôi trước hết đều là những người lao động thực sự, lao động cật lực và sáng tạo không ngừng. Chúng đều cùng với tôi làm việc không dưới 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

Và mỗi chúng đều có những điểm mạnh riêng mà tôi thấy rất thú vị. Quan trọng là chúng có cùng chung niềm đam mê, khao khát muốn phát triển Tân Hiệp Phát với tôi. Tuy nhiên, chúng tuổi còn trẻ, thiếu tự tin và sợ rủi ro. Tôi muốn chúng liều lĩnh hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, quyết đoán hơn nữa - bởi vì đó là cách tốt nhất để học hỏi và để đưa doanh nghiệp đến một tầm cao mới.

Pauline: Tân Hiệp Phát là một tập đoàn còn khá trẻ với tuổi đời chỉ có 22 năm. Tuy nhiên, họ tăng trưởng với tốc độ nhanh đến chóng mặt. Năm 2015, THP đã bán hơn 1 tỷ lít nước giải khát cũng như xuất khẩu sản phẩm sang 16 quốc gia khác trên khắp thế giới, bao gồm Trung Quốc và Úc…

Bà Trần Uyên Phương: Điều quan trọng mà chúng tôi hướng đến là phải bảo đảm rằng: Các sản phẩm của Tân Hiệp Phát luôn sẵn có, để người tiêu dùng tìm thấy. Ở đây, chúng tôi không gọi là “khách hàng” mà gọi là ”người tiêu dùng”. Ngay khi cảm thấy khát, người tiêu dùng có thể tìm thấy và uống ngay sản phẩm của chúng tôi. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần xây dựng một hệ thống để quản lý hơn 250 ngàn cửa hàng bán lẻ để mọi người luôn nhìn thấy thương hiệu THP và dễ dàng tìm thấy sản phẩm khi cần.

Pauline: Có phải ba cô luôn mong muốn cô sẽ làm việc cho Tân Hiệp Phát? Cô cũng biết chắc mình sẽ làm việc cho doanh nghiệp của gia đình mình?

Bà Trần Uyên Phương: Ba tôi chưa bao giờ nói rằng: Ông muốn tôi làm việc cho THP. Nhưng ông chia sẻ với tôi nhiều câu chuyện về cuộc đời ông, về triết lý sống, triết lý kinh doanh. Chính xác mà nói, tôi là người chọn lựa sẽ ở lại và gia nhập THP.

Thậm chí tôi đã từng phải làm ở vị trí thư ký suốt 9 tháng trời để chứng minh với ba mình rằng: Tôi có năng lực. Tôi đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, nhất là khi tôi làm không đúng. Còn ba tôi luôn tỏ ra là một người sếp nghiêm khắc, công bằng. Tôi thậm chí còn phải thương lượng mức lương của mình với ba tôi.

Có lúc, tôi bị chính ba mình trách phạt, tôi phải an ủi mẹ tôi rằng: “Đây là công việc của con và con phải làm việc. Hãy để con giành được niềm tin của sếp con.”

Pauline: Ở Tân Hiệp Phát, cô con gái thứ 2 Trần Ngọc Bích đảm nhận mảng nhân sự và quản trị. Nữ doanh nhân 31 tuổi này đã từng du học và sinh sống ở Vương quốc Anh 3 năm. Là người lanh lợi và thích khám phá cái mới, cô từng không có ý định tham gia công việc kinh doanh của gia đình.


Bà Trần Ngọc Bích

Bà Trần Ngọc Bích

Bà Trần Ngọc Bích: Khi còn sống ở Anh, tôi có rất nhiều kế hoạch cho bản thân mình, tôi thích đi du lịch và rất đam mê chơi thể thao nữa. Tôi từng muốn mình sẽ là vận động viên và không nghĩ sẽ giúp ích gì cho công việc kinh doanh của gia đình.

Thế nên, ban đầu, tôi chỉ ý định giúp ba tôi một chút công việc. Nhưng rồi đột nhiên tôi nhận ra rằng: Thật là may mắn khi tôi được tham gia vào công việc của gia đình, để có cơ hội đóng góp cho xã hội, có cơ hội chăm lo cho hàng ngàn gia đình người lao động ở Tân Hiệp Phát. Tôi xem đó là vận may và là lý do tại sao tôi quyết định ở lại công ty.”

Pauline: Bích này, chị cảm giác như thế nào khi làm việc cho ba mình?

Tân Hiệp Phát xây 12 cây cầu trong một năm để tặng cho người dân.
Tân Hiệp Phát xây 12 cây cầu trong một năm để tặng cho người dân.

Bà Trần Ngọc Bích: Ba tôi là một người có nhiều đòi hỏi khắt khe. Nhiều khi tôi hay nói đùa với mọi người rằng: Bạn biết là khi bạn về nhà, CEO sẽ không gọi bạn nữa. Nhưng cha tôi luôn biết chính xác tôi đang ở phòng nào. Ông sẵn sàng đánh thức tôi dậy khi có điều gì muốn nói. Khi cha tôi có ý tưởng mới và thức dậy lúc 4h sáng, ông sẽ đánh thức mọi người trong nhà dậy để thảo luận! Và đôi khi, tôi muốn nói rằng, “Cha ơi, để con ngủ đi. Con không muốn dậy đâu.”

Nhưng thật ra, điều này dạy dỗ chúng tôi rất nhiều điều. Đó là tâm lý luôn sẵn sàng hành động một cách nhanh chóng nhất. Cha tôi cũng dạy tôi ý thức hơn về tính cấp bách của công việc và cả bài học phải chú ý cẩn thận đến từng chi tiết - vì điều đó tạo nên sự khác biệt.”

H.C (lược dịch từ CNBC)