1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Cảnh báo tình trạng lập website mạo danh

Trên mạng internet hiện nay xuất hiện rất nhiều website giả mạo Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim hòng lừa đảo người dùng mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ qua mạng.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Theo ghi nhận của bộ phận chăm sóc khách hàng, Trung tâm mua sắm này, thời gian gần đây có nhiều khách hàng phản ánh đã bị những kẻ giả mạo nhân viên Nguyễn Kim lừa mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ với giá rất cao.

 “Chặt chém” khách hàng

 Cụ thể, anh Ngọc Chinh (Quận Gò Vấp, TP.HCM) cho biết anh chiếc tivi LG anh mua ở Nguyễn Kim trước đây gặp sự cố nên anh lên mạng tìm số điện thoại của trung tâm để liên lạc nhờ hỗ trợ. Sau đó có một người xưng là “nhân viên kỹ thuật Nguyễn Kim” đến kiểm tra và báo giá cắt cổ 2,4 triệu đồng để thay bo mạch đã bị hỏng. Anh Chinh thấy có “vấn đề” nên không đồng ý và tìm cách liên lạc lại với Trung tâm Nguyễn Kim chính hiệu. Sau khi phối hợp với hãng sản xuất đến tận nhà anh Chinh kiểm tra, đại diện Nguyễn Kim cho biết bo mạch chỉ bị hở mối, nhưng LCD vẫn hoạt động bình thường. Kết quả đối chiếu cho thấy anh Chinh đã truy cập vào trang web giả mạo Nguyễn Kim và gọi đến số điện thoại cả nhân viên giả mạo từ trang web này.

Cảnh báo tình trạng lập website mạo danh
Một trong những trang web sử dụng hình ảnh, logo của  Nguyễn Kim đã được cấp chứng nhận sở hữu

Tương tự, chị Hồng Vân (quận 3, TP.HCM) cũng truy cập phải trang giả mạo Nguyễn Kim và gọi điện đến số giả mạo nhờ sửa chữa tivi. Nhân viên giả mạo đến kiểm tra và báo giá đến 3,5 triệu đồng. Sau đó Nguyễn Kim đã phải hỗ trợ thay bo mạch mới cho chị Vân với giá chỉ 1,6 triệu đồng. Hay như chị Giang (quận 11, TP.HCM) cũng bị nhân viên giả mạo Nguyễn Kim đến “đòi” 1,5 triệu đồng để thay mới bo mạch tivi…

Nhìn chung, chiêu thức của những kẻ lừa đảo nêu trên là lập trang web có tên miền và giao diện giống hệt website Nguyễn Kim chính hiệu nhằm khiến người dùng lầm tưởng “hàng chính chủ”. Khi người dùng gọi điện yêu cầu sử dụng dịch vụ sửa chữa, bảo trì, họ sẽ gặp phải kẻ lừa đảo thay vì nhân viên Nguyễn Kim. Từ đó, những đối tượng này giả mạo mác “nhân viên Nguyễn Kim” để trục lợi người dùng.

 Nhận diện Nguyễn Kim chính hiệu

Trao đổi về hiện tượng này, đại diện trung tâm mua sắm này cho biết hành vi giả mạo của các đối tượng nêu trên là hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho nhiều khách hàng, đồng thời làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu Nguyễn Kim. Hiện nay, việc mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ qua mạng internet rất phổ biến vì đem lại nhiều tiện lợi cho khách hàng. Tuy nhiên, việc chọn lựa các trang thông tin thương mại nào để việc mua hàng, sử dụng dịch vụ nhanh chóng, chính xác, an toàn là điều rất quan trọng.

Nguyễn Kim chỉ có kênh thông tin bán hàng duy nhất tại
Nguyễn Kim chỉ có kênh thông tin bán hàng duy nhất tại www.nguyenkim.com

Do đó, trong quá trình sử dụng dịch vụ, khách hàng cần chú ý đến những thông tin xác nhận từ Nguyễn Kim như địa chỉ liên hệ, hóa đơn bán hàng, giấy giới thiệu của nhân viên lắp đặt, sửa chữa. Đặc biệt nên xem kỹ biểu mẫu giấy chứng nhận bảo hành hệ thống nhận diện thương hiệu chính thống của Nguyễn Kim khi sử dụng dịch vụ. Mặt khác, khách hàng cần lưu ý phiếu phục vụ khách hàng, giấy đề nghị thu hồi sản phẩm khi bảo hành... Tất cả đều được chuẩn hóa để khách dễ nhận diện.

Đại diện Nguyễn Kim cũng nhấn mạnh: Mọi hoạt động kinh doanh, bảo hành, thông tin liên hệ của trung tâm mua sắm này chỉ được cập nhật duy nhất tại website www.nguyenkim.com

Thông báo từ Trung tâm mua sắm Sài Gòn Nguyễn Kim

Nguyễn Kim chỉ có 2 trung tâm bảo hành chính tại số 6bis Trần Hưng Đạo (cho toàn khu vực TP.HCM) và 31 Tràng Thi (cho toàn khu vực Hà Nội).

Ngoài ra, Nguyễn Kim còn nhận tiếp nhận bảo hành tại 21 trung tâm mua sắm của Nguyễn Kim trên toàn quốc.

 

 

PV

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”