1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

“Cái chết” của các công ty chứng khoán: Sứ mệnh lớn, vốn ít

Dù có những chuyên gia lão luyện thương trường làm lãnh đạo nhưng vốn ít, trong khi đó sứ mệnh lại quá lớn đang khiến nhiều công ty chứng khoán rơi vào đường khốn cùng.

Nằm trong số 6 công ty chứng khoán vừa bị Ủy ban Chứng khoán đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, Công ty CP Chứng khoán Đà Nẵng (DNSC) có số vốn điều lệ 50 tỷ đồng (tính đến 31/12/2011). Trụ sở chính tại Quận Hải Châu, Đà Nẵng và một chi nhánh tại Tp.HCM.

 

Trong năm 2011, Công ty Chứng khoán Đà Nẵng (DNSC) đạt 22,84 tỷ đồng doanh thu và lỗ 5,2 tỷ đồng. Lỗ lũy kế đến cuối năm 2011 là 14,254 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu còn 36,52 tỷ đồng (vốn điều lệ 50 tỷ đồng).

 

“Dọn dẹp” cho việc phải ngừng nhiều hoạt động, cuối tháng 1 vừa qua, Công ty CPCK Đà Nẵng (DNSC) cũng đã công bố đóng cửa chi nhánh của Công ty tại Q3, Tp.HCM.

 

Công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn có vốn điều lệ vỏn vẹn 41 tỷ đồng. chưa bằng con số lẻ vốn điều lệ của công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (trên 789 tỷ đồng).

 

Công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn (TSS) có trụ sở chính tại Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Công ty này có vốn điều lệ vỏn vẹn 41 tỷ đồng. So với con số vốn điều lệ hơn 789 tỷ đồng của công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam thì chưa bằng số lẻ.

 

Tuy nhiên sứ mệnh lại đặt lên “vai” của TSS lại quá lớn khi muốn trở thành một định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính chuyên nghiệp và chất lượng cao…

 

Mặc dù lãnh đạo cao nhất của TSS là người có tới hơn 22 năm làm quản lý cấp cao, từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại một số công ty cổ phần nổi tiếng như Phó chủ tịch HĐQT Công ty Miwon Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP nước giải khát Tribeco, Phó chủ tịch HĐQT Công ty Pepsi Việt Nam…nhưng vẫn không tránh khỏi sự thua lỗ.

 

“Cái chết” của các công ty chứng khoán: Sứ mệnh lớn, vốn ít   - 1
Vốn ít, cạnh tranh lớn khiến nhiều công ty chứng khoán thua lỗ.

 

Công ty chứng khoán Hà Nội (HSSC) có địa chỉ tại Lý Thái Tổ, Hà Nội, cũng có vốn điều lệ ít ỏi ở mức 50 tỷ đồng. Tính đến  cuối năm 2010, HSSC có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, nhưng vốn chủ sở hữu chỉ còn 15,7 tỷ đồng. Với việc lỗ liên tiếp 3 năm 2008-2009-2010 thì tổng lỗ lũy kế của công ty là 34,4 tỷ đồng.

 

Hồi tháng 2/2012, cũng chuẩn bị trước cho “cái chết” của mình Công ty chứng khoán Hà Nội gần như đã ngừng giao dịch khi đóng hầu hết các nghiệp vụ và đã chuyển khách hàng cho đơn vị khác.

 

Ngay sau đó, Sở GDCK Hà Nội cũng cho ngừng hoạt động giao dịch của Công ty cổ phần chứng khoán Hà Nội (HSSC) theo đề nghị của công ty để hoàn tất thủ tục chấm dứt tư cách thành viên của công ty này. Từ ngày 17/02/2012, HSSC đã ngừng giao dịch trên cả thị trường niêm yết và thị trường UPCoM.

 

Đến cuối năm 2010, HSSC có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, nhưng vốn chủ sở hữu chỉ còn 15,7 tỷ đồng. Với việc lỗ liên tiếp 3 năm (2008-2009-2010 ) thì tổng lỗ lũy kế của công ty là 34,4 tỷ đồng.

 

Đen đủi hơn, ngay đầu năm nay, HSSC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính.  Theo Quyết định số 81/QĐ-UBCK xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán Hà Nội, do đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

 

Ủy ban Chứng khoán đã "truy" ra Công ty này không thực hiện tách bạch tiền của nhà đầu tư với tiền của công ty chứng khoán theo quy định, vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Chứng khoán và Điểm a Khoản 1 Điều 32 Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC. Đã lỗ nặng, HSSC lại bị phạt mất gần 100 triệu đồng.

 

Theo một số chuyên gia kinh tế, dù thị trường chứng khoán có khả quan hơn, nhưng song hành với nó là sự cạnh tranh cũng khốc liệt hơn. Hiện chiếm tới 60% thị phần là khoảng 10 công ty chứng khoán lớn, phần còn lại là những công ty chứng khoán vốn ít. Nếu tiếp tục bị lỗ “cụt” vốn, những công ty có vốn nhỏ sớm muộn cũng bị loại khỏi “cuộc chơi”.

 

Quá trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán sẽ khiến còn nhiều công ty chứng khoán khác “rơi rụng”, do những quy chế kiểm soát ngặt nghèo hơn. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, sẽ có một bộ chỉ tiêu về cảnh báo từ xa để tăng cường kiểm tra, giám sát sẽ giúp cơ quan này đánh giá tình hình các công ty chứng khoán hoạt động ra sao và cả những hệ lụy khi phá sản.

 

Theo Khổng Nhung

VnMedia