1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Các doanh nghiệp gia đình Nhật bí người thừa kế

Tại một đất nước mà con trai thường là người thừa tự như Nhật Bản thì người ta thường đặt ra câu hỏi: làm thế nào mà các doanh nghiệp gia đình có thể tồn tại trong trường hợp họ không có con trai để tiếp quản gia nghiệp?

Câu trả lời là nhận con nuôi và tìm con rể!

 

Nhật Bản là quốc gia đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ nhận con nuôi với hơn 80.000 trường hợp mỗi năm. Tuy nhiên, hầu hết đều là những người đàn ông trưởng thành tuổi từ 20- 30.

 

Bà Mariko Fujiwara, một nhà xã hội học tại Viện nghiên cứu Life & Living cho biết "lịch sử cho thấy, ở miền tây Nhật Bản, việc các gia đình thương nhân tìm cách kiếm người nối nghiệp ngày càng phổ biến". Nếu không có một người con trai lực năng để nối nghiệp, họ sẽ cố tìm một người khác giỏi hơn làm rể và giúp họ cai quản gia sản.

 

"Đó là một quyết định rất thực tế đối với các doanh nghiệp gia đình nếu muốn tồn tại", bà nói thêm.

 

Thậm chí ngày nay, đại đa số các công ty Nhật bản là doanh nghiệp gia đình trong đó có các thương hiệu lớn như Toyota, Suzuki, Canon hay Kikkoman.

 

Suzuki được biết đến là một tập đoàn nằm dưới sự lãnh đạo của những người con trai nuôi. Chủ tịch và CEO hiện tại Osamu Suzuki là người con trai nuôi thứ tư liên tiếp điều hành doanh nghiệp này.
 
Các doanh nghiệp gia đình Nhật bí người thừa kế

 

"Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp gia đình do người con rể lãnh đạo sẽ hoạt động tốt hơn nhiều so với doanh nghiệp có con ruột nắm quyền," ông Yasuaki Kinoshita, một người đầu tư vào nhiều công ty Nhật Bản tại tổ chức quản lý tài sản Nissay cho biết.

 

"Khi tôi quyết định đầu tư vào một công ty gia đình, một rào cản lớn đối với sự lựa chọn của tôi chính là sự điều hành doanh nghiệp theo kiểu cha truyền con nối".

 

Chủ tịch thứ tư của tập đoàn Matsui Securities là ông Michio Matsui cũng là người con nuôi thừa kế và điều đó cũng có nghĩa là tên thật của ông đã bị thay thế.

 

"Tôi là con trai cả của bố mẹ, vì vậy tôi có chút do dự khi được nhận nuôi bởi một gia đình khác. Thế nhưng bố mẹ tôi nói rằng, có thể đó là số phận của tôi", ông cho biết

 

Tuy nhiên, nhiều người không nghĩ nặng nề trong việc thay tên đổi họ.

 

Chieko Date đã tạo một website, nơi mà các phụ nữ có thể tìm kiếm một người chồng sẵn sàng "theo" gia đình vợ và gánh vác trách nhiệm kinh doanh.

 

"Đó là một nhu cầu thực tế bởi tỷ lệ sinh tại Nhật Bản đã giảm mạnh trong khi nhiều cặp vợ chồng chỉ có con gái. Bên cạnh đó, nhiều người đàn ông cũng đang tìm kiếm những cơ hội để chứng tỏ năng lực kinh doanh bởi trong nền kinh tế hiện nay tại Nhật Bản, trèo lên nấc thang doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn nhiều".

 

Anh Tsunemaru Tanaka đã đăng nhập tài khoản trên website của Date vào tháng 11.

 

Trước đó, anh đã gây dựng một doanh nghiệp thành công nhưng bị mất nó vào tay người vợ cũ -  cũng là đối tác kinh doanh của mình. Giờ đây, anh cũng muốn được nhận nuôi và quản lý một công ty gia đình.

 

Anh Tanaka cho biết: "Tôi không thấy có vấn đề gì nghiêm trọng trong việc thay đổi tên họ. Tôi tự tin là kỹ năng và năng lực của mình sẽ được chứng tỏ. Vì thế nếu có một gia đình cho phép tôi thừa kế doanh nghiệp và mang lại thành công thì điều đó thật tốt cho tất cả mọi người".

 

Anh đã gặp 6 phụ nữ qua trang web nhưng vẫn chưa tìm được người nào thực sự lý tưởng.

 

"Tôi kiểm tra một số thông tin về công ty mà gia đình những phụ nữ này sở hữu. Đương nhiên tôi không cưới vợ chứ không phải công ty của họ nhưng tôi vẫn muốn biết về nó".

 

Nếu như bạn làm rể một gia đình làm kinh doanh, bạn sẽ phải biết điều họ kỳ vọng, chuyên gia tâm lý Mariko Fujiwara cho biết.

 

"Gia đình họ kỳ vọng bạn sẽ là một người chồng, người cha tốt, yêu thương vợ con và đặc biệt là một doanh nhân có năng lực".

 

Và nếu điều này được thể hiện rõ ràng thì nói một cách hài hước thì nó giống như một thỏa thuận kinh doanh mà ở đó các bên cùng có lợi!

 

Theo Thái Anh

VEF/BBC