1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

3 “nhân tố” nâng cao chất lượng mạng di động

(Dân trí) - “Nỗ lực của doanh nghiệp (DN), vai trò phản biện của báo giới, đặc biệt là sự kiểm soát hiệu quả từ cơ quan quản lý đã khiến chất lượng dịch vụ viễn thông di động được cải thiện vượt trội”.

3 “nhân tố” nâng cao chất lượng mạng di động - 1
Chất lượng dịch vụ di động tốt luôn là điều chủ thuê bao mong muốn. 
 
Ông Nguyễn Đức Trung, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng CNTT - Truyền thông (CNTT-TT) thuộc Bộ TT&TT đã cho biết như vậy sau kết quả đo kiểm các mạng di động vừa được công bố.

Ông Trung nói: Năm nào Cục Quản lý chất lượng CNTT-TT cũng thực hiện những đợt đo kiểm. Đây là công việc có ý nghĩa quan trọng: Đầu tiên là kiểm định các chỉ số thực tế so với tiêu chuẩn ngành.

Tiếp đó là xác định mức độ chính xác và nghiêm túc của DN khi công bố chất lượng dịch vụ của mình với chất lượng đo kiểm thực tế. Cuối cùng là đảm bảo duy trì chất lượng dịch vụ ổn định, đạt tiêu chuẩn đối với khách hàng.

Cục vừa công bố chỉ tiêu chất lượng của 3 mạng di động lớn gồm Viettel, Mobifone và Vinaphone, các chỉ số cụ thể ra sao thưa ông?

Theo đánh giá của các chuyên gia đo kiểm của Cục Quản lý chất lượng CNTT-TT thì kết quả đo kiểm năm nay của các mạng di động đều rất tốt so với năm trước.

Đặc biệt, tất cả các mạng di động đều vượt xa tiêu chuẩn ngành đề ra và cũng đảm bảo những cam kết so với kết quả mà các DN công bố. Với chỉ tiêu về chất lượng thoại, tiêu chuẩn ngành quy định là các mạng di động phải đạt tối thiểu 3 điểm; 4 điểm là tốt và 5 điểm là tuyệt vời.

Với căn cứ này, Mobifone đạt 3,54 điểm; Vinaphone đạt 3,52 điểm và Viettel đạt 3,47 điểm (địa điểm đo kiểm được Bộ TT&TT chọn). Về chỉ tiêu gọi tới tổng đài thành công trong 60 giây thì Mobifone 98,82%; Vinaphone 98,82%; Viettel là 96,08%.

Ở chỉ tiêu tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công, cả 3 mạng đều gần như đạt tới mức tối đa có thể của một mạng di động, trong đó Vinaphone đạt tỉ lệ 99,63%; Viettel đạt 99,08% còn Mobifone đạt 98,97% trong khi tiêu chuẩn ngành chỉ hơn hoặc bằng 92%.

Với chỉ tiêu tỷ lệ cuộc gọi bị rớt, tiêu chuẩn ngành quy định là nhỏ hơn 5% trở xuống thì Viettel là tốt nhất với tỷ lệ 0,31%, tiếp theo là Mobifone với tỷ lệ 0,42% và của Vinaphone là 0,47%, đều thấp hơn tỉ lệ tiêu chuẩn quy định. Chỉ tiêu này là điều khách hàng dễ nhận biết nhất và hay phản ánh nhất.

Là một chuyên gia, ông nhận định ra sao về kết quả này? Liệu đây có phải là sự so sánh về chất lượng dịch vụ giữa các mạng di động?

Nói về nhận định thì có thể thấy rằng: Chất lượng dịch vụ của các mạng di động đã cải thiện. Điều này cho thấy nỗ lực của từng DN. Bản thân từng DN cũng phải đo kiểm trên toàn hệ thống với số lần đo nhiều hơn rất nhiều so với cách đo ngẫu nhiên của Cục.

Đây là cách để từng DN biết chất lượng sóng và dịch vụ của mình ra sao; sau đó phải công bố công khai kết quả chất lượng của mình. Cục Quản lý chất lượng CNTT-TT là đơn vị giám sát xem phương thức đo kiểm đó có phù hợp và được chấp nhận hay không.

Từ phân tích này sẽ thấy: Việc Cục đi đo kiểm chỉ mang tính chất lựa chọn ngẫu nhiên, tại thời điểm đó và địa điểm đó chứ không phản ánh chất lượng của toàn mạng trên hệ thống cũng như trên mọi thời điểm.

Đặc biệt cũng sẽ có sự khác biệt lớn nếu như kết quả đo kiểm là ở các địa phương khác nhau khi mà chiến lược kinh doanh và sự ưu tiên đầu tư tại những nơi đó giữa các DN là khác nhau...

Ông có nói là các DN có trách nhiệm tự đo kiểm và công bố chất lượng, đây có phải là yêu cầu không thưa ông? Và liệu giữa đo kiểm của DN với đo kiểm của Cục có gì khác biệt?

Đúng là các DN sẽ phải có đội ngũ chuyên gia cũng như phương tiện kỹ thuật để đo kiểm. Theo tôi được biết các DN như Viettel, Mobifone đã nỗ lực từng tháng, từng quý phải đi đo kiểm tại nhiều nơi.

Như vậy có thể thấy việc đo kiểm của DN có ý nghĩa và rất quan trọng bởi đây là những yếu tố đảm bảo chất lượng dịch vụ cho cả hệ thống cũng như uy tín của DN.

Xin cám ơn ông!

Thế Hải