Thầy giáo Úc sang tận Trung Quốc giải cứu cô dâu người Việt

Một thầy giáo Úc đã sang tận Trung Quốc để tìm kiếm và giải cứu cho hai bé gái người dân tộc bị bắt cóc và bán làm vợ.

Ben Randall đã quen biết hai bé gái này trong lúc dạy tiếng Anh tại thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai, The Sun đưa tin.

Truyền thống bắt vợ của người Hmông xuất hiện trong bộ phim tài liệu của Ben.
Truyền thống "bắt vợ" của người H'mông xuất hiện trong bộ phim tài liệu của Ben.

Sau khi rời Việt Nam trở về Úc, Ben phát hiện các cô bé đã bị bắt cóc và bán sang Trung Quốc. Vì vậy, anh đã quyết định lặn lội hàng ngàn cây số để lần theo dấu vết của chúng và tìm cách để đưa chúng về nhà.

“Tôi chắc chắn rằng nếu những kẻ buôn người biết những gì tôi định làm, chúng sẽ không tha cho tôi”, Ben nói về hành trình đầy mạo hiểm của mình.

Ben, hiện 34 tuổi, đã gặp hai bé gái vào năm 2010 tại thị trấn và anh nhận ra rằng đây là khu vực thường xuyên xảy ra nạn bắt cóc.

“Có một nhóm khoảng 9-10 bé gái, ngày nào chúng cũng bán đồ thủ công tại một góc phố gần chỗ tôi nên tôi biết hết chúng. Tuy nhiên, tôi đã rời thị trấn và một năm sau đó thì 5 trong số 10 đứa trẻ lần lượt bị bắt cóc”, Ben kể với The Sun.

Do sự mất cân bằng trầm trọng về giới tính và tình trạng “trai thừa, gái thiếu” tại Trung Quốc nên các bé gái ở biên giới Việt Nam thường bị bắt cóc sang Trung Quốc để làm gái mại dâm hoặc bị bán làm vợ.

“Trong số 5 cô bé bị bắt cóc thì có 4 người bị bán làm cô dâu, 1 người bị bán làm gái mại dâm”, Ben cho biết.


Các bé gái dân tộc ở vùng biên giới dễ trở thành nạn nhân của các vụ bắt cóc.

Các bé gái dân tộc ở vùng biên giới dễ trở thành nạn nhân của các vụ bắt cóc.

Vì thiếu kinh phí, Ben đã mất hai năm mới quay trở lại Sapa, khi đó hai bé gái đã trở về nhà một bé gái vẫn chọn ở lại Trung Quốc, vì vậy anh quyết định đi tìm hai người còn lại.

“Tôi mất 5 tháng để tìm được bọn trẻ ở hai khu vực khác nhau của Trung Quốc trước sự ngạc nhiên của mọi người, trong đó có cả tôi”, Ben tâm sự.

“Ban đầu, hy vọng duy nhất là lần theo những kẻ bắt cóc nhưng nhiệm vụ này trở nên bất khả thi. Sau đó, tôi gặp may khi một trong các bé gái đã gọi điện thoại về Việt Nam”, Ben nói về manh mối đầu tiên.

Anh cũng cho biết cô bé có thể nghe được một chút tiếng Trung nhưng không thể đọc hay viết nên không biết địa danh nơi mình đang sinh sống. Cô bé biết tên tỉnh lỵ, vì thế chúng tôi đã cố gắng thu hẹp phạm vi tìm kiếm.

Khi Ben tìm được bé gái đầu tiên, tên Pang, anh phát hiện ra rằng cô bé này vẫn giữ liên lạc qua điện thoại với người còn lại là May.

Khó khăn ban đầu mà Ben đối mặt là May không ở gần Pang và cũng không biết tên ngôi làng mà cô ấy đang sinh sống. Chồng của May thường xuyên kiểm soát vợ và hiếm khi cho cô bé sử dụng điện thoại. Tuy nhiên, còn một chuyện phức tạp hơn đó là cả Pang và May đều đã có con.

“Hai cô bé thực sự hào hứng với ý tưởng trở về nhà sau 3 năm lưu lạc nhưng chúng không biết phải làm gì với các con của mình”, Ben kể lại.

Ngoài ra, trong lúc Ben đang cố giải cứu cho May anh đã bị chồng của May phát hiện cũng như vấp phải sự phản đối của chính gia đình của cô bé ở Việt Nam.

“Đó là một gia đình nông thôn cực kỳ truyền thống và họ cảm thấy đó không phải là lựa chọn tốt nếu để con gái họ trở về. Vì vậy họ đã đe dọa... tôi nếu tôi tiếp tục”, Ben nó...

Ben chụp ảnh với May và con cô tại Trung Quốc.
Ben chụp ảnh với May và con cô tại Trung Quốc.

Sau khi tìm được Pang và May, Ben bắt đầu lên kế hoạch để hai cô bé bỏ trốn, với sự giúp đỡ của một tổ chức mang tên Quỹ Trẻ em Rồng Xanh.

Tuy nhiên, khi anh trở lại Trung Quốc, May đã quyết định ở lại với con mình, bất chấp sự ngược đãi của người chồng.

“Tôi rất muốn đưa bọn trẻ trở về Việt Nam nhưng chỉ có chúng mới có quyền lựa chọn ra đi hay ở lại”, Ben nói.

Trái ngược với May, Pang đã tự bỏ trốn một mình ba ngày trước khi Ben tới gặp cô.

Hành trình sang Trung Quốc để giải cứu hai bé gái người Việt của Ben đã được ghi hình một cách kín đáo và sẽ được phát trong một bộ phim tài liệu mang tên “Sisters For Sale”.

Theo Sầm Hoa

Vietnamnet