“Việt Nam cần chính sách hỗ trợ cho các trường đại học nghiên cứu chất lượng cao”

Theo thống kê của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) vừa công bố cho thấy tỷ lệ lao động chất lượng cao thất nghiệp đang ngày càng tăng. Cụ thể 3 tháng đầu năm 2015, số lao động trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng từ hơn 162.000 lên gần 178.000 người. Trong khi đó số lao động tốt nghiệp cao đẳng thất nghiệp tăng từ 79.000 người lên hơn 100.000.

Trong khi đó, vào năm 2015, 100% sinh viên khóa đầu tiên của Trường Đại học Tân Tạo (TTU) tốt nghiệp có việc làm, trong đó 84% được các tập đoàn đa quốc gia mời làm việc như Tập đoàn Unilever, LG, PWC Vietnam, Pepsi, Wall street English center, Odyssey Resources Vietnam... Mức lương khởi điểm của sinh viên TTU mới ra trường từ 4-20tr/tháng trong khi đa số sinh viên Việt Nam tốt nghiệp chỉ đạt được mức lương từ 2-5 triệu/tháng (Theo thống kê của JobStreet.com công bố tại Hội thảo “Nhân lực mới ra trường – Việt Nam và Khu vực quý 3 -2015”)

Để tìm hiểu thêm về vấn đề trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với GS. Eugene H. Levy, Giáo sư vật lý học thiên thể, Cựu Hiệu trưởngĐại Học Rice, Texas, Hoa Kỳ, hiện là Thành viên Hội đồng Sáng lập và Phó Chủ tịch Hội đồng Học thuật Đại học Tân Tạo.

Từ trái qua phải: GS. Levy và phu nhân, TS. Erzsébet Merényi, Ngài Michalak, Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng là Thành viên Sáng lập TTU dự lễ trao giải thưởng thường niên Hoa Trạng Nguyên 2015 do Tập đoàn Tân Tạo tài trợ.
Từ trái qua phải: GS. Levy và phu nhân, TS. Erzsébet Merényi, Ngài Michalak, Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng là Thành viên Sáng lập TTU dự lễ trao giải thưởng thường niên Hoa Trạng Nguyên 2015 do Tập đoàn Tân Tạo tài trợ.

Thưa ông, nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học Việt Nam rất khó tìm được việc làm. Với cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng học thuật Đại Học Tân Tạo, ông có thể cho lời khuyên về vấn đề này?

GS. Levy: Số lượng sinh viên tốt nghiệp có việc làm chính là một trong những thành quả của trường đại học. Mỗi sinh viên tốt nghiệp đều làm nên một phần danh tiếng của trường.

Các trường đại học tại Việt Nam cũng giống như tất cả các trường đại học khác trên thế giới, họ đều gặp phải những thách thức chung đó là: khả năng lãnh đạo, nguồn lực, sự sáng tạo, tự nhận ra lỗi sai, khả năng xác định và tập trung vào những mục tiêu ưu tiên cao nhất, và sẵn sàng thực hiện những thay đổi mang tính chất xây dựng. Chỉ khi các trường đại học tại Việt Nam làm tốt được những điều trên thì họ mới có thể cho ra được những sản phẩm tốt, đó là chất lượng sinh viên.

Bên cạnh đó sinh viên tốt nghiệp cần nhận nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập suốt đời. Chỉ có luôn không ngừng học tập họ mới có thể thích nghi được với sự phát triển nhanh chóng của xã hội.

GS. Levy trong Lễ Tốt nghiệp sinh viên khóa đầu tiên của TTU (ngồi ghế bên trái).
GS. Levy trong Lễ Tốt nghiệp sinh viên khóa đầu tiên của TTU (ngồi ghế bên trái).

Đại học Tân Tạo là trường đại học tư thục Việt Nam đào tạo theo mô hình khai phóng của Hoa Kỳ nằm trong sự quản lý của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Theo ông, TTU cần vượt qua những khó khăn gì để phát triển?

GS. Levy: Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ cho các trường đại học nghiên cứu chất lượng cao.

Tôi cho rằng Việt Nam còn thiếu chính sách công hỗ trợ những trường đại học tư thục – nghiên cứu chất lượng cao. Nhưng tôi tin chắc rằng Việt Nam sẽ nhìn thấy điểm sáng đó và Chính phủ thông minh sẽ tìm cách vượt qua được những “vật cản” như vậy.

Vấn đề này cần nhiều thời gian hơn để bàn luận chi tiết, nhưng tôi nhấn mạnh một lần nữa rằng, đây là thách thức chung của tất cả các trường đại học tại Việt Nam, không chỉ đối với Đại học Tân Tạo.

Ông có thể cho biết lý do vì sao ông quyết định trở thành một trong những Thành viên Sáng lập và Phó Chủ tịch Hội đồng Học thuật của Đại học Tân Tạo?

GS. Levy: Tôi được truyền cảm hứng từ những việc làm từ thiện của người sáng lập nên ngôi trường này.

Như các bạn đã biết, xã hội loài người muốn phát triển văn minh cần phải dựa vào những trường đại học nghiên cứu. Loài người vượt trội hơn tất cả những sinh vật sống khác trên trái đất nhờ khả năng đặc biệt và duy nhất, đó là khả năng học tập, hiểu, định nghĩa, giao tiếp, bảo tồn kiến thức và truyền lại kiến thức từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chính vì thế hành vi, khả năng và thành tựu mủa mỗi chúng ta đều góp phần làm nên văn minh của loài người. Tại trường đại học, con người được hỗ trợ nhiều nhất để phát triển khả năng của bản thân.

Tôi được truyền cảm hứng từ tầm nhìn của Trường Đại học Tân Tạo – và những việc làm từ thiện của người sáng lập nên ngôi trường này, bà Đặng Thị Hoàng Yến – tôi muốn chung tay xây dựng nên một ngôi trường đại học nghiên cứu đẳng cấp quốc tế vì lợi ích của nhân dân Việt Nam và toàn thế giới.

Đại học Tân Tạo đã trải qua 5 năm đầu tiên. Ông có lời khuyên gì cho 5 năm tới của trường?

GS. Levy: TTU không chỉ cần phát triển về số lượng và khả năng của sinh viên, mà còn về phạm vi, sự đa dạng và chất lượng trong hoạt động, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên.

Đại học Tân Tạo đã có một khởi đầu tốt. Tôi rất mừng khi nhìn thấy những thành tựu của Đại học Tân Tạo trong một thời gian tương đối ngắn. Năm năm tới đối với TTU sẽ rất quan trọng để thiết lập nên quỹ đạo cho tương lai lâu dài sau này. Để đạt được mục tiêu của mình, TTU sẽ phải phát triển mạnh hơn nhưng phải rất cẩn thận. TTU không chỉ phát triển về số lượng và khả năng của sinh viên, mà còn về phạm vi, sự đa dạng và chất lượng trong hoạt động, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên. Những điều này không thể thực hiện chỉ trong một đêm. Và cũng không thể thực hiện được chỉ trong vòng có 5 năm. Đây là một kế hoạch dài hạn. Những gì TTU đã làm được trong 5 năm qua, từ một con số không đến rất đáng kể. Tuy nhiên để TTU phát triển lâu dài, việc lập nên quỹ đạo và thiết lập một cam kết rõ ràng, bền vững cũng quan trọng không kém.

MC