Tàu đổ bộ Viking đã phát hiện sự sống trên sao Hỏa từ 40 năm trước?

(Dân trí) - Một nghiên cứu mới cho rằng tàu vũ trụ không người lái tới sao Hỏa từ 40 năm trước đã phát hiện thấy trên hành tinh này thực sự có sự sống.

Theo 1 bài báo đăng trên tạp chí khoa học Astrobiology, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra lại các phát hiện từ các thí nghiệm trong năm 1976 của tàu Viking.

Các nhà nghiên cứu cho rằng bằng chứng về sự sống trên sao Hỏa đã được tàu thăm dò phát hiện từ năm 1976
Các nhà nghiên cứu cho rằng bằng chứng về sự sống trên sao Hỏa đã được tàu thăm dò phát hiện từ năm 1976

Hai tàu thăm dò được sử dụng trong nhiệm vụ này đã sử dụng cánh tay rô-bốt để thu thập các mẫu đất từ những khu vực khác nhau trên hành tinh đỏ.

Mặc dù hạ cánh ở 6437 km phía bên ngoài, các mẫu đất vẫn thu được những kết quả tương tự sau khi được mang trở về và kiểm tra trong phòng thí nghiệm ở Trái đất. Những mẫu đất này đã trải qua 1 loạt các xét nghiệm, bao gồm cả việc tiêm các chất dinh dưỡng, làm nóng lên và được lưu giữ trong bóng tối trong khoảng 2 tháng. Và kết quả rất giống với những mẫu đất lấy từ các địa điểm trên Trái đất, bao gồm California, Alaska và Nam Cực.

Các tác giả của nghiên cứu này – Tiến sĩ Gilbert V. Levin và Tiến sĩ Patricia Ann Straat đã viết “Mỗi 1 đặc điểm này đều gợi nhớ tới các phản ứng của các loài sinh vật khác nhau trên trái đất, bao gồm cả những phản hồi tích cực lúc ban đầu, mức nhiệt được kiểm soát ở 160 độ C và 50 độ C, sự tái hấp thụ các khí phát ra sau khi tiêm chất dinh dưỡng lần thứ 2, và chết khi bị cô lập trong thời gian dài.

Đồng tác giả và cũng là chuyên gia tại Đại học bang Arizona, Tempe và Viện Y tế Quốc gia – Bethesda cho biết các kết quả này hoàn toàn phù hợp với sự giải thích về mặt sinh học. Nói cách khác, điều đó là do các sinh vật siêu nhỏ giống như vi khuẩn trên Trái đất gây ra trong những điều kiện nhất định.

Những sinh vật này là các viên gạch cơ bản tạo nên sự sống – một tiền chất cần thiết để hình thành các sinh vật lớn hơn như thực vật và động vật. Và theo nghiên cứu mới nhất thì thí nghiệm năm 1976 đã chỉ ra sự tồn tại của chúng trên sao Hỏa.

Những người phản đối đã thắc mắc rằng những điểm tương đồng này có thể là kết quả của 1 thứ gì đó chứ không phải là 1 cuộc sống ngoài hành tinh – 1 số cho rằng đó là do “sự ô-xy hóa đất phi sinh học”

Bức ảnh bề mặt sao Hỏa do 1 trong các tàu thăm dò Viking 1976 chụp
Bức ảnh bề mặt sao Hỏa do 1 trong các tàu thăm dò Viking 1976 chụp

Tuy nhiên, hiện chưa thấy sự ô-xy hóa nào có thể thỏa mãn tất cả các phát hiện này, và cũng không có những thí nghiệm khác giống như vậy trên hành tinh đỏ.

Tin tức mới này xuất hiện khi Tàu thăm dò trong nhiệm vụ ExoMars của Cơ quan vũ trụ Châu Âu (ESA) chuẩn bị hạ cánh tàu lên sao Hỏa đề tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống. Tàu vũ trụ Schiaparelli được thiết lập để hạ cánh xuống hành tinh này vào hôm thứ 4 vừa rồi, sau khi đã đi 1 quãng đường gần 500 triệu km từ Trái đất.

Và với nhiệm vụ tàu thăm dò có người lái tới sao Hỏa không thể tránh khỏi trong những năm tới, các nhà nghiên cứu cho rằng cần phải quan tâm tới sức khỏe, tính an toàn và sinh học để giải thích cho các kết quả phát hiện được năm 1976.

Mẫu đất lấy từ hành tinh đỏ có những phản ứng khi thí nghiệm tương tự như các mẫu của Trái đất.
Mẫu đất lấy từ hành tinh đỏ có những phản ứng khi thí nghiệm tương tự như các mẫu của Trái đất.
Mục tiêu nghiên cứu sắp tới của tàu độ bộ Schiaparelli thuộc cơ quan vũ trụ châu Âu là tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa.
Mục tiêu nghiên cứu sắp tới của tàu độ bộ Schiaparelli thuộc cơ quan vũ trụ châu Âu là tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa.

Levin và Straat cho rằng “các kế hoạch để đưa bất cứ mẫu vật nào từ sao Hỏa về Trái đất cũng nên tính đến mẫu đó có thể chứa sự sống ngoài hành tinh, kể cả nếu nó đang ở trạng thái ngủ đông”

Tiến sĩ Chris McKay – biên tập viên cao cấp của tạp chí Astrobilogy, đồng thời cũng là 1 nghà nghiên cứu về sinh vật học vũ trụ của Trung tâm nghiên cứu Ames (NASA) cũng đồng ý với phát biểu này. Khi bình luận về nghiên cứu này trong 1 bài báo trên tạp chí Science Daily, ông nói: “ngay cả nếu 1 ai đó không tin rằng các kết quả từ tàu thăm dò Viking LR mang lại các bằng chứng mạnh mẽ về sự sống trên sao Hỏa thì nghiên cứu này cũng cho thấy rõ ràng là họ nên cân nhắc lại về khả năng đó.”

Tàu Viking 1 và Viking 2 đã thực hiện các thí nghiệm như thế nào?

Tàu Viking 1 và 2 đã thu thập các mẫu đất của sao Hỏa, tiêm vào đó 1 giọt dung dịch loãng chất dinh dưỡng, và sau đó theo dõi không khí ở phía trên đất về các dấu hiệu trao đổi chất của các phó phẩm. Vì các chất dinh dưỡng đã được gắn thẻ phóng xạ các-bon 14, nên nếu vi sinh vật trong đất chuyển hóa các chất dinh dưỡng, chúng sẽ tạo ra các phóng xạ từ các phó phẩm, chẳng hạn như CO2 phóng xạ hoặc mê-tan.

Anh Thư (Tổng hợp Phys, The Sun)