Sao Vệ nữ có thể đã từng có sự sống

(Dân trí) - Thời kỳ đầu, sao Vệ nữ có thể đã từng có sự sống. Những mô phỏng mới trên máy tính đã gợi ý rằng hành tinh tối tăm bên cạnh trái đất chúng ta, có nhiệt độ ôn hòa, có nhiều nơi gần biển và thậm chí có vài nơi trượt tuyết có thể đã từng là nơi có người sinh sống trong khoảng thời gian cách chúng ta không quá xa.

Sao Vệ nữ có thể đã từng có sự sống - 1

Sao Vệ nữ ngày nay là nơi khắc nghiệt: có mưa a xít, áp suất không khí cao và nhiệt độ bề mặt khoảng 460 độ C. Nhưng nếu thời kỳ bang hà sao Vệ Nữ đã duy trì tốc độ tự quay– một ngày bằng khoảng 116 ngày trái đất- lâu hơn thì nhiệt độ trung bình đã có thể là khoảng 15 độ C như cách đây 715 triệu năm về trước. Những phát hiện vừa được công bố trên tờ Geophysical Research Letters.

Ông Mark Bullock, một nhà khoa học về hành tinh tại viện nghiên cứu Tây Nam Hoa Kỳ tại thành phố Boulder thuộc tiểu bang Colorado cho rằng: “Đây là bài báo mang tính giả thuyết, suy đoán”. Nó không chứng tỏ được rằng sao Vệ Nữ đã từng có sự sống nhưng các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các bằng chứng chứng tỏ rằng các đại dương và khí hậu ôn hòa có thể đã từng tồn tại ở hành tinh này hàng tỷ năm dưới các điều kiện đã tồn tại.

Michael Way, nhà vật lý thiên văn tại Viện nghiên cứu Vũ trụ NASA Goddard tại Thành phố New York nói: “Tốc độ tự quay thực sự là mấu chốt”. Kiểu tự quay khác thường của sao Vệ nữ, nó không chỉ quay chậm mà còn chuyển động ngược tương đối so với hầu hết các hành tinh khác trong hệ mặt trời – từ lâu vẫn là một điều bí ẩn. Có một ý kiến cho rằng sao Vệ Nữ đã từng chuyển động nhanh hơn nhưng do sự tương tác của lực hấp dẫn giữa môi trường khí quyển của nó và mặt trời đã làm nó quay chậm lại. Ông Way cùng các đồng nghiệp đã kết hợp những mô phỏng khí hậu với dữ liệu địa hình sao Vệ Nữ từ tàu vũ trụ Magellan của NASA.

Tàu vũ trụ này đã quay quanh sao Vệ Nữ từ năm 1990 đến năm 1994 để thử nghiệm xem tốc độ tự quay đã có thể ảnh hưởng như thế nào đối với khí hậu trên hành tinh Vệ Nữ. Họ phát hiện ra rằng nếu sao Vệ Nữ duy trì tốc độ quay hiện tại, nó đã có thể giống trái đất hơn từ cách đây hàng tỷ năm rồi. Và nếu nó quay không nhanh hơn khoảng 16 giờ trái đất mỗi ngày và có một đại dương hình cầu lớn để giúp điều hòa nhiệt độ thì hành tinh đó đã có thể ấm lên và có thể có sự sống.

Trên trái đất, tốc độ tự quay tương đối nhanh của hành tinh làm tan vỡ bầu khí quyển thành những tế bào năng lượng chuyển động xoáy khác biệt để kìm hãm sự thay đổi của khí hậu. Vệ nữ quay không đủ nhanh để tạo lên bầu khí quyển của nó. Thay vào đó, các nhà khoa học phát hiện sự hình thành đám mây kéo dài xuất hiện bao phủ phần hướng về mặt trời của hành tinh. Đám mây phản chiếu lượng ánh nắng đủ để giữ cho không khí bề mặt dễ chịu trong khoảng vài tỷ năm trước khi nhiệt độ leo thang, dẫn đến các điều kiện khắc nghiệt hiện tại. Các nhà khoa học báo cáo: một vài nơi đã có thể thỉnh thoảng thấy tuyết, và vùng cao nguyên phía bắc của Ishtar Terra đã từng có tuyết bao phủ quanh năm với độ sâu khoảng 5m.

Ông Fred Taylor, nhà Vật lý trường đại học Oxford nói: những kết luận này phụ thuộc vào các giả định có vẻ không hợp lý lắm. Các nhà khoa học giả sử là sao Vệ Nữ đã từng có bầu khí quyển có chứa phần lớn là nitơ và có áp suất tương tự như trái đất – Ông Taylor nói đó là điều không thể và Sao Vệ Nữ có lẽ chưa bao giờ có thể có sự sống

Các nhà thám hiểm đến sao Vệ Nữ trong tương lai có thể thử nghiệm những giả định này. Ví dụ, một tàu vũ trụ bay quanh quỹ đạo hoặc tàu đổ bộ có thể tìm kiếm dấu vết của đá granite, điều đó chứng tỏ nơi đây đã từng có nước. Ông Bullock cho hay: “Đó sẽ là bằng chứng cho giả thuyết về việc sao Vệ Nữ đã xuất hiện các đại dương trong thời gian dài. Máy dò Akatsuki của Nhật Bản hiện đang nghiên cứu khí hậu của hành tinh này và NASA đang xem xét hai ý tưởng về việc đưa tàu con thoi đến thám hiểm từ nay đến năm 2020.

Trần Nhung (Theo Science news)