Phát hiện một đại dương mênh mông dưới bề mặt trái đất

(Dân trí) - Một đại dương nước được tìm thấy dưới bề mặt Trái đất 620 dặm ( 1.000 km). Nếu nó khô đi, sự sống trên hành tinh của chúng ta có thể sẽ kết thúc.

Phát hiện một đại dương mênh mông dưới bề mặt trái đất

Nước chiếm khoảng 70% bề mặt Trái đất, nhưng một số lượng lớn cũng nằm bên trong hành tinh của chúng ta. Hai nghiên cứu mới cho thấy rằng có thể có một lượng nước lớn nằm sâu (khoảng 620 dặm) bên dưới bề mặt Trái Đất.

Nếu không có lượng nước khổng lồ này, thì các hoạt động địa động lực gây ra núi lửa – phần quan trọng để tạo ra đất và duy trì sự sống trên hành tinh - sẽ chấm dứt.

Nước chiếm khoảng 70 phần trăm của bề mặt Trái đất, nhưng một số lượng lớn nước cũng nằm bên trong hành tinh của chúng ta. Hai nghiên cứu mới cho thấy rằng có thể có một lượng nước lớn cách xa khoảng 620 dặm (1.000 km) bên dưới bề mặt Trái Đất
Nước chiếm khoảng 70 phần trăm của bề mặt Trái đất, nhưng một số lượng lớn nước cũng nằm bên trong hành tinh của chúng ta. Hai nghiên cứu mới cho thấy rằng có thể có một lượng nước lớn cách xa khoảng 620 dặm (1.000 km) bên dưới bề mặt Trái Đất

Trong nghiên cứu đầu tiên, các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Florida và Đại học Edinburgh ước tính rằng nước tồn tại sâu trong trái đất hơn suy nghĩ trước đây, được lưu trữ trong một khoáng sản gọi là brucite.

Mặc dù chưa rõ số lượng nước chính xác là bao nhiêu, các nhà nghiên cứu tin rằng nó có thể chiếm 1,5% trọng lượng của hành tinh này – bằng một lượng nước tất cả các đại dương trên thế giới cộng lại.

Mainak Mookherjee, người đứng đầu nghiên cứu này, cho biết: "Chúng tôi đã không nghĩ rằng nước có thể được lưu trữ bởi các khoáng chất ngậm nước như brucite ở độ sâu này.

"Nhưng bây giờ chúng ta biết nó ở đó và cần phải tìm ra bao nhiêu nước được lưu trữ một cách hiệu quả bên trong nó”

Trong một nghiên cứu song song, các nhà nghiên cứu từ Đại học Northwestern ở Illinois cho rằng nước này sâu hơn nhiều so với bất kỳ phát hiện nào trước đây, ở một phần ba đường tới lõi trái đất.

Các nhà nghiên cứu phát hiện một viên kim cương, phun ra ngoài từ 90 triệu năm trước bởi một ngọn núi lửa gần sông São Luiz ở Juína, Brazil.
Các nhà nghiên cứu phát hiện một viên kim cương, phun ra ngoài từ 90 triệu năm trước bởi một ngọn núi lửa gần sông São Luiz ở Juína, Brazil.

Viên kim cương chưa hoàn chỉnh, có chứa các khoáng chất bị kẹt quá trình hình thành kim cương.

Khi các nhà nghiên cứu đã xem xét nó dưới kính hiển vi, họ đã nhìn thấy bằng chứng về sự hiện diện của các ion hydroxyl - mà thường có nguồn gốc từ nước. Bản chất của sự không hoàn hảo cho thấy nó được hình thành trong lớp vỏ thấp hơn.

Phát biểu với New Scientist, Steve Jacobsen, người đứng đầu chương trình nghiên cứu, cho biết: "Đây là bằng chứng sâu nhất về chu trình nước trên hành tinh. Chu trình nước trên Trái đất lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta từng nghĩ, mở rộng sâu hơn phần vỏ trái đất”

Tiến sĩ Mookherjee cho biết trên MailOnline: "Nước ở trong lòng đất rất quan trọng vì nó giúp trong lớp đối lưu - một quá trình mà đá rắn di chuyển từ nóng sang các khu vực lạnh hơn trên những thang thời gian địa chất. Nếu không có nước trong lòng Trái đất, lớp vỏ đối lưu sẽ là không hiệu quả và cuối cùng sẽ chấm dứt sự hình thành lớp vỏ và các hoạt động hành tinh cuối cùng sẽ dừng lại. '

Nếu không có nước, sự chuyển động của các mảng kiến ​​tạo bị ảnh hưởng, và có thể dẫn đến không có nhiều núi lửa. Núi lửa rất quan trọng trong vai trò tạo ra đất, vì vậy tất cả mọi thứ sẽ đi đến một điểm dừng
Nếu không có nước, sự chuyển động của các mảng kiến ​​tạo bị ảnh hưởng, và có thể dẫn đến không có nhiều núi lửa. Núi lửa rất quan trọng trong vai trò tạo ra đất, vì vậy tất cả mọi thứ sẽ đi đến một điểm dừng

Thu Hồng (Theo DailyMail)