Nhiều ý tưởng sáng tạo trong ngày hội nghiên cứu khoa học của sinh viên

(Dân trí) - Tháng sinh viên nghiên cứu khoa học (NCKH) là ngày hội sáng tạo được tổ chức thường niên của sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Hoạt động này nhằm giới thiệu những kết quả nghiên cứu của sinh viên nhà trường, tạo diễn đàn giao lưu học hỏi giữa sinh viên và cán bộ trẻ từ các đơn vị đào tạo, nghiên cứu…

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: Hoạt động sinh viên NCKH là một trong những tâm điểm quan trọng trong mục tiêu đào tạo và NCKH của Trường đại học Bách khoa (ĐHBK) Hà Nội. Việc theo đuổi những đề tài nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của các giảng viên nhiệt huyết giúp sinh viên hình thành tư duy và phương pháp làm việc khoa học, thực hiện phương châm “học tập, sáng tạo gắn liền với thực tiễn”.


Nhiều sinh viên tự tin thuyết trình trước các Hội đồng giám khảo.

Nhiều sinh viên tự tin thuyết trình trước các Hội đồng giám khảo.

Lãnh đạo Nhà trường cho hay, hội nghị Sinh viên NCKH lần thứ 34 thu hút sự tham gia của 22 Khoa, Viện với 367 công trình của sinh viên tham gia, trong đó có 190 báo cáo được lựa chọn thuyết trình trước hội đồng, 177 báo cáo trình bày dưới dạng poster tại 21 phân ban chuyên môn. Trên cơ sở các báo cáo trình bày tại Hội nghị, Hội đồng tại các phân ban đánh giá và đề xuất các đề tài nghiên cứu xuất sắc để Hội đồng cấp Trường xét chọn và trao giải tại Hội nghị tổng kết vào ngày 02/6/2017, cũng như đưa vào đề xuất xét giải cấp Bộ. Các sản phẩm nghiên cứu đặc sắc của sinh viên sẽ được trưng bày tại khu vực Triển lãm Ngày hội sáng tạo khoa học trẻ Bách khoa 2017.

Với đặc thù đào tạo đa ngành, Tháng sinh viên NCKH và Sáng tạo là ngày hội thường niên dành cho sinh viên say mê khoa học và sáng tạo được thể hiện tài năng và kết nối trong niềm tự hào chung dưới mái trường ĐHBK Hà Nội. Tính sáng tạo, khoa học và ứng dụng được trải nghiệm trong thời gian thực hiện các đề tài sẽ là hành trang quý báu cho việc học tập và nghiên cứu suốt đời của các bạn sinh viên thực hiện các đề tài cũng như tham gia cổ vũ.

Song song với hỗ trợ hoạt động nghiên cứu trong sinh viên, Trường cũng khuyến khích các hoạt động dành cho tinh thần sáng tạo khoa học. Trường ĐHBK Hà Nội đã phát triển hệ thống các Câu lạc bộ nghiên cứu và sáng tạo của sinh viên được hỗ trợ chuyên môn từ các khoa viện để tiếp tục thúc đẩy hơn nữa tiềm năng sáng tạo trong sinh viên. Cuộc thi Sáng tạo Trẻ Bách Khoa 2017 phát động vào đầu tháng 5/2017 đã nhận được trên 70 ý tưởng sáng tạo đăng ký tham gia cuộc thi. Chung kết cuộc thi vào ngày 11/11/2017 hứa hẹn nhiều điều thú vị bất ngờ với năm sản phẩm thực tế được lựa chọn qua nhiều vòng loại, được Ban tổ chức hỗ trợ kỹ năng và tài chính để phát triển mô hình.

Đồng hành cùng Tháng sinh viên NCKH và Sáng tạo năm nay là Chương trình BK-V.IDEAS – cuộc thi giới thiệu và bình chọn các sản phẩm NCKH của sinh viên qua mạng xã hội. Thông qua cách thể hiện mới mẻ, sáng tạo đối với các sản phẩm khoa học bằng hình thức video thực tế, cuộc thi hướng tới truyền thông rộng rãi và kích thích sinh viên của nhà trường tham gia các hoạt động khoa học công nghệ đa dạng, thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu nghiên cứu sáng tạo của sinh viên ĐHBK Hà Nội tới xã hội.

Một số hình ảnh về các đề tài nghiên cứu của các bạn sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội:


Bộ điều khiển máy khắc laser CNC 3 trục. Nghiên cứu này thực hiện một thiết kế và chế tạo máy khắc laser cỡ nhỏ 3 trục điều khiển số CNC nhằm đáp ứng khả năng tạo dấu hiệu nhận biết của các dòng sản phẩm khác nhau với tính năng cơ động và linh hoạt. Hệ thống được thực hiện theo nguyên tắc mô đun hóa (phân chia, hợp thành, kết nối, thích nghi, tái cấu trúc) với ba dòng vận động (nguyên liệu, năng lượng, thông tin) hướng tới việc tích hợp không gian, các thành phần vật lý và chức năng. Phần kết cấu được thiết kế và mô phỏng trên CATIA, hệ thống điều khiển với phần cứng Arduino được thiết kế và mô phỏng trên Proteus. Bộ điều khiển trên nền tảng PC với chương trình nhúng mã nguồn mở GRBL cho phép xử lý dữ liệu tạo hình để thực hiện phối hợp các trục chạy dao và các chức năng phụ trợ khác.

Bộ điều khiển máy khắc laser CNC 3 trục. Nghiên cứu này thực hiện một thiết kế và chế tạo máy khắc laser cỡ nhỏ 3 trục điều khiển số CNC nhằm đáp ứng khả năng tạo dấu hiệu nhận biết của các dòng sản phẩm khác nhau với tính năng cơ động và linh hoạt. Hệ thống được thực hiện theo nguyên tắc mô đun hóa (phân chia, hợp thành, kết nối, thích nghi, tái cấu trúc) với ba dòng vận động (nguyên liệu, năng lượng, thông tin) hướng tới việc tích hợp không gian, các thành phần vật lý và chức năng. Phần kết cấu được thiết kế và mô phỏng trên CATIA, hệ thống điều khiển với phần cứng Arduino được thiết kế và mô phỏng trên Proteus. Bộ điều khiển trên nền tảng PC với chương trình nhúng mã nguồn mở GRBL cho phép xử lý dữ liệu tạo hình để thực hiện phối hợp các trục chạy dao và các chức năng phụ trợ khác.

Nhiều ý tưởng sáng tạo trong ngày hội nghiên cứu khoa học của sinh viên - 3

Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy in chi tiết nhựa 3D với không gian làm việc 200x240x200 mm. Kết cấu máy gồm 5 trục chuyển động X, Y, Z, 1 trục con lăn và trục cấp bột, được dẫn động bằng động cơ bước thông qua bộ truyền đai pully trục X mang lazer để đốt cháy bột, trục Z dùng vítme đỡ bột và trục con lăn gạt bột sử dụng bộ chuyển động đai gạt bột. Hệ thống điều khiển máy dùng vi điều khiển Arduino điều khiển động cơ bước thông qua Driver. Chương trình điều khiển máy được viết bằng phần mềm matlab. Ngoài ra trong đề tài có sử dụng chương trình CAM để tạo ra tập lệnh G-code phục vụ trong quá trình gia công chi tiết. Kết quả thực nghiệm ban đầu thiết bị đã in ra chi tiết có hình dạng đơn giản.

Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy in chi tiết nhựa 3D với không gian làm việc 200x240x200 mm. Kết cấu máy gồm 5 trục chuyển động X, Y, Z, 1 trục con lăn và trục cấp bột, được dẫn động bằng động cơ bước thông qua bộ truyền đai pully trục X mang lazer để đốt cháy bột, trục Z dùng vítme đỡ bột và trục con lăn gạt bột sử dụng bộ chuyển động đai gạt bột. Hệ thống điều khiển máy dùng vi điều khiển Arduino điều khiển động cơ bước thông qua Driver. Chương trình điều khiển máy được viết bằng phần mềm matlab. Ngoài ra trong đề tài có sử dụng chương trình CAM để tạo ra tập lệnh G-code phục vụ trong quá trình gia công chi tiết. Kết quả thực nghiệm ban đầu thiết bị đã in ra chi tiết có hình dạng đơn giản.


Mô hình trạm thu phí không dừng ứng dụng công nghệ Active Rfid. Mục đích của đề tài này là nghiên cứu thiết kế mô hình trạm thu phí không dừng ứng dụng công nghệ RFID chủ động (Active RFID). Ưu điểm của công nghệ này so với Passive RFID là bản thân nó tự có nguồn năng lượng và bộ phát giúp nó có thể tự truyền tín hiệu. Khả năng hoạt động này sẽ làm cho khoảng cách đọc và bộ nhớ của của RFID chủ động lớn hơn so với thẻ RFID thụ động. Thẻ Tag RFID chủ động có khả năng đọc xa tới 100 mét, giúp nó còn được ứng dụng lý tưởng cho các ứng dụng ngoài trời.

Mô hình trạm thu phí không dừng ứng dụng công nghệ Active Rfid. Mục đích của đề tài này là nghiên cứu thiết kế mô hình trạm thu phí không dừng ứng dụng công nghệ RFID chủ động (Active RFID). Ưu điểm của công nghệ này so với Passive RFID là bản thân nó tự có nguồn năng lượng và bộ phát giúp nó có thể tự truyền tín hiệu. Khả năng hoạt động này sẽ làm cho khoảng cách đọc và bộ nhớ của của RFID chủ động lớn hơn so với thẻ RFID thụ động. Thẻ Tag RFID chủ động có khả năng đọc xa tới 100 mét, giúp nó còn được ứng dụng lý tưởng cho các ứng dụng ngoài trời.

Nguyễn Hùng