Người bị stress có thể đạt đến đỉnh cao nhất của sức lực và trí tuệ

(Dân trí) - Nói đến thuật ngữ “Stress”, người ta thường nghĩ  đến những mặt tiêu cực của  trạng thái tâm thần này, nhưng không hẳn như vậy. Theo nghiên cứu của bà Alison Wood Brooks, thuộc trường Harvard Business School thì stress cần để thành công, và đạt đến đích.

Trong một nghiên cứu thực nghiệm, 140 tình nguyện viên (63 nam và 77 nữ) được chuẩn bị để làm sao thuyết phục được cộng đồng rằng họ sẽ là đối tác lý tưởng trong công việc. Tiếp đó, để tăng thêm sự lo lắng, người thực hiện nghiên cứu bảo rằng tất cả mọi người đều thực hành thí nghiệm dưới sự giám sát và chấm điểm của một hội đồng khoa học. Trước khi lên diễn đàn phân nửa nhóm tình nguyện được huấn luyện để tự nhủ rằng tôi thật sự bình thản. Nửa kia thì được chỉ thị phải nghĩ rằng tôi đang sợ và đang bất an.

Bài kiểm tra đo mức độ stress của bạn chỉ trong 2 giây
Bài kiểm tra đo mức độ stress của bạn chỉ trong 2 giây

Nhóm thứ nhất, với stress, nói chuyện lâu, với những luận cứ vững vàng và thành công trong việc thuyết phục người đối diện. Trong khi những người thuộc nhóm kia, thoải mái và bình thản, họ không hết lòng tự bảo vệ mình, không cố gắng thuyết phục người đối diện về khả năng cá nhân và rốt cuộc, kết quả kém.

Trong một thực nghiệm khác, với 188 người tham dự (80 nam và 108 nữ), họ phải giải một bài toán khó, họ cũng được huấn luyện như trên – một nhóm biết tự giác lo lắng , nhóm kia thì bình thản. Kết quả là nhóm “lo lắng” thành công trội hơn nhóm kia 8%. Nhóm “lo lắng” còn nói, sau đó, là họ đã tự tin ở sức lực của mình hơn.

Thực nghiệm thứ ba, với 113 người tình nguyện (54 nam và 59 nữ) cũng được huấn luyện để họ lo sợ, bình thản, buồn hay giận dữ trước khi hát một dân ca rock theo karaoke. Một máy đo nhịp tim ở ngón tay kiểm soát độ lo sợ của các tình nguyện viên. Kết quả, những người lo sợ hát đúng 80% trong khi những người bình thản chỉ đạt được 69%.

Qua những nghiên cứu trên, tác giả kết luận rằng thay vì phấn đấu để loại trừ stress, ta nên chấp nhận trạng thái tâm lý này, sống cùng với nó, xem đó như một đồng minh và dùng nó như một “cái bệnh” cần thiết để … đạt đến đỉnh cao nhất của sức lực và trí tuệ vào đúng một thời điểm nào đó.

Nguyễn Huỳnh Mai

(Nhà xã hội học taị Bỉ)