Nghiên cứu mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và nhu cầu lương thực

(Dân trí) - Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Birmingham, Anh, đã cảnh báo nếu không có những cải tiến về công nghệ, năng suất cây trồng trên toàn cầu có thể bị giảm.

Với dân số trên toàn thế giới dự đoán sẽ lên đến chín tỷ trong 30 năm tới, số lượng lương thực thực phẩm được sản xuất trên toàn cầu sẽ phải tăng gấp đôi.

Nghiên cứu mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và nhu cầu lương thực - 1

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng rất nhiều đất đang được sử dụng để trồng lúa mì, ngô và gạo dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu.

Điều đó có thể dẫn đến sự sụt giảm lớn về năng suất ở các khu vực này vào năm 2050, cùng với sự gia tăng tương ứng với năng suất tiềm năng của nhiều khu vực chưa được sử dụng trước đó, chỉ ra một sự thay đổi lớn trên bản đồ sản xuất lương thực toàn cầu.

Nghiên cứu này, được công bố trên Tạp chí Nature Communications, sử dụng một cách tiếp cận mới kết hợp mô hình biến đổi khí hậu tiêu chuẩn với dữ liệu về năng suất đất tối đa để dự báo năng suất tiềm năng của đất trồng trọt có thể thay đổi như thế nào trong 50-100 năm tới như một kết quả của sự biến đổi khí hậu.

Trong khi tác động của biến đổi khí hậu thường được dự kiến ​​sẽ gây hậu quả lớn nhất ở các khu vực nghèo nhất thế giới, nghiên cứu này cho thấy rằng các nước phát triển cũng có thể bị ảnh hưởng như nhau.

Tiến sĩ Tom Pugh, nhà nghiên cứu chính và là viện sĩ của Đại học Birmingham cho biết: "Mô hình của chúng tôi cho thấy trên nhiều khu đất đang được sử dụng để trồng cây, tiềm năng để cải thiện năng suất bị giảm đáng kể do hậu quả của biến đổi khí hậu. Nhưng nó tạo ra một cơ hội hấp dẫn cho một số nước trong khu vực ôn đới, nơi khí hậu sự phù hợp của khí hậu để trồng các loại cây chính có khả năng tăng lên trong cùng khoảng thời gian này”.

Những ảnh hưởng chính trị, xã hội và văn hóa của những thay đổi lớn đối với việc phân bổ đất trồng toàn cầu sẽ sâu rộng, nghiên cứu vẫn sẽ tiếp tục, vì hiện nay các khu vực sản xuất đã trở thành các nhà nhập khẩu ròng và ngược lại.

N.T.D-NASATI (Theo Pan European Networks)