Nghiên cứu cho thấy cần tạo môi môi trường học tập tích cực và bình đẳng

(Dân trí) - Môi trường học tập tích cực đóng góp vào thành tích học tập và có thể cải thiện kết quả cho học sinh, sinh viên từ các nền kinh tế xã hội thấp Dấy là kết quả nghiên cứu mới được công bố trong tạp chí Đánh giá nghiên cứu giáo dục, của Hiệp hội nghiên cứu giáo dục Mỹ.

Nghiên cứu cho thấy cần  tạo môi môi trường học tập tích cực và  bình đẳng - 1

Trong một phân tích toàn diện của một nghiên cứu được xuất bản từ năm 2000, các nhà khoa học Hoa Kỳ và Israel đã tìm thấy những bằng chứng đáng kể về việc các trường học có môi trường tích cực có thể thu hẹp khoảng cách thành tích giữa các học sinh xuất thân từ các nền tảng nền kinh tế xã hội khác nhau và giữa sinh viên có các khả năng học tập mạnh và yếu khác nhau.

Nói chung, môi trường học tích cực được đánh dấu bằng cách tiếp cận quan tâm, hỗ trợ từ các giáo viên; một cảm giác an toàn khỏi bạo lực và bắt nạt; học sinh nối kết trong trường học; và có sự tham gia của cha mẹ.

"Phân tích của chúng tôi cho thấy rằng các trường học có thể làm được và làm được rất nhiều để cải thiện kết quả học tập", đồng tác giả nhà nghiên cứu Ron Avi Astor, một giáo sư về công tác xã hội và giáo dục tại Đại học Nam California cho biết. "Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng bằng cách khuyến khích một môi trường tích cực, trường học có thể cho phép các cơ hội giáo dục được tiếp cận bình đẳng hơn, giảm sự bất bình đẳng kinh tế xã hội, và cho phép sự chuyển dịch của các cá nhân, nhóm người trong cơ cấu hệ thống xã hội nhiều hơn."

Các phân tích cũng không tìm thấy sự tương quan giữa tình trạng kinh tế xã hội và môi trường học tập. Điều này cho thấy rằng các trường học phục vụ các học sinh có tình trạng kinh tế xã hội thấp không nhất thiết phải có môi trường giáo dục nghèo nàn. Môi trường tích cực có thể được nuôi dưỡng trong các trường học đó.

"Môi trường học tích cực có khả năng phá vỡ những ảnh hưởng tiêu cực do xuất phát từ nền tảng kinh tế xã hội thấp và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ đe dọa đến thành tích học tập", đồng tác giả Ruth Berkowitz, một phó giáo sư của công tác xã hội tại Đại học Haifa, Israel cho biết. "Các sự can thiệp dựa trên các bằng chứng hỗ trợ và cải thiện môi trường học tập là cực kỳ quan trọng cho những nỗ lực trên toàn thế giới để gia tăng cơ hội giáo dục cho học sinh và trường học có hoàn cảnh khó khăn."

Trong nghiên cứu của họ, Berkowitz, Astor, và đồng tác giả Hadass Moore thuộc Đại học Nam California và Rami Benbenishty của đại học Bar-Ilan phân tích 78 nghiên cứu được xuất bản từ năm 2000 đến năm 2015 tập trung vào các mối quan hệ giữa môi trường trường lớp, thành tích học tập , và tình trạng kinh tế xã hội.

Cần thiết những định nghĩa và cách thức đo lường chung

Trong phân tích của mình, các tác giả cũng tìm thấy sự thay đổi lớn trong các định nghĩa môi trường và cách thức đo lường được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu, phản ánh sự thiếu hụt các tiêu chuẩn rõ ràng và thống nhất.

"Điều này trở nên rất quan trọng với các đạo luật về thành công của trường học, trong đó tập trung nhiều vào môi trường và phong cách xã hội và cảm nhận của các trường học," Astor nói. "Bộ Giáo dục Hoa Kỳ có một định nghĩa và công cụ mà chỉ có phần phù hợp với các nghiên cứu và các học giả đã đề xuất ra nó."

"Có một nhu cầu hữu hình, trước mắt là phải xây dựng một định nghĩa chung và các phép đo lường môi trường học tập đáng tin cậy có thể được chuyển hóa thành các hướng dẫn thực hiện và chính sách," Astor nói. "Trong trường hợp không có một định nghĩa và các phép đo lường rõ ràng và thống nhất, khả năng của các nhà nghiên cứu và các bên liên quan để đánh giá sự phát triển môi trường học tập qua thời gian sẽ bị hạn chế."

Cần một nghiên cứu kỹ càng

Ngoài ra, các tác giả nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất để cải thiện các nghiên cứu trong tương lai có thể cung cấp các kết quả dứt khoát hơn và cho phép các nhà nghiên cứu để đưa ra các khuyến nghị rõ ràng cho hoạch định chính sách và thực hành giáo dục. Họ khuyến khích mạnh mẽ việc sử dụng các thiết kế nghiên cứu nghiêm ngặt theo cả chiều dọc, thử nghiệm, và bán thực nghiệm.

Họ cũng khuyến cáo điều tra nhận thức của cả một cộng đồng học sinh về môi trường học tập - bao gồm cả những giáo viên, quản trị viên và các bậc cha mẹ - chứ không chỉ là của học sinh hay giáo viên. Ngoài việc cho phép những đánh giá chính xác hơn về môi trường học tập, một cách tiếp cận đa quan điểm sẽ cho phép cộng đồng các trường thiết kế các chương trình cải thiện môi trường của mình, tùy chỉnh theo các yêu cầu và đặc điểm xã hội và tổ chức, chứ không phải áp dụng một cách máy mọc các mô hình bên ngoài được chứng minh hiệu quả ở những nơi khác.

Các tác giả cũng đề nghị kiểm tra sự đóng góp vào môi trường học tập của nghệ thuật, thể dục, nhận thức xã hội và cảm xúc, giáo dục công dân, môn học nghề, và các nội dung khác ngoài các đối tượng cốt lõi là toán học, ngôn ngữ học, và khoa học.

Nhã Khanh (Theo sciencedaily)