Một ngôi sao chết phát ra ánh sáng ma quái

(Dân trí) - Trong bức ảnh của Kính viễn vọng không gian Hublle của NASA chụp Tinh vân Con cua, ngôi sao đã từng phát nổ như một siêu tân tình này đã phát ra một thứ ánh sáng kỳ lạ và tiết lộ về sự tồn tại của nó. Tuy nhiên,vật thể trông có vẻ ma quái này vẫn có một xung - chôn sâu ở trong trung tâm của nó là một trái tim biết kể chuyện của ngôi sao này, với những nhịp đập nhịp nhàng.

Các nhà thiên văn đã phát hiện ra một “trái tim biết kể chuyện” thật sự trong không gian, ở khoảng cách 6.500 năm ánh sáng từ Trái đất. “Trái tim” này là phần lõi bị nghiền nát của một ngôi sao đã chết từ rất lâu, được gọi là một ngôi sao nơ-tron, đó là một ngôi sao đã từng phát nổ như một siêu tân tinh và đến nay vẫn còn đập với một nhịp độ chuẩn xác. Bằng chứng của nhịp độ này là các xung năng lượng liên tục, giống như các xung năng lượng của một chiếc đèn hải đăng phát ra từ một ngôi sao nơ-tron đang quay rất nhanh. (Ảnh: NASA, ESA)
Các nhà thiên văn đã phát hiện ra một “trái tim biết kể chuyện” thật sự trong không gian, ở khoảng cách 6.500 năm ánh sáng từ Trái đất. “Trái tim” này là phần lõi bị nghiền nát của một ngôi sao đã chết từ rất lâu, được gọi là một ngôi sao nơ-tron, đó là một ngôi sao đã từng phát nổ như một siêu tân tinh và đến nay vẫn còn đập với một nhịp độ chuẩn xác. Bằng chứng của nhịp độ này là các xung năng lượng liên tục, giống như các xung năng lượng của một chiếc đèn hải đăng phát ra từ một ngôi sao nơ-tron đang quay rất nhanh. (Ảnh: NASA, ESA)

Trong bức ảnh của Kính viễn vọng không gian Hublle của NASA chụp Tinh vân Con cua, ngôi sao đã từng phát nổ như một siêu tân tình này đã phát ra một thứ ánh sáng kỳ lạ và tiết lộ về sự tồn tại của nó. Tuy nhiên,vật thể trông có vẻ ma quái này vẫn có một xung - chôn sâu ở trong trung tâm của nó là một trái tim biết kể chuyện của ngôi sao này, với những nhịp đập nhịp nhàng.

“Trái tim” này là phần lõi bị nghiền nát của một ngôi sao đã nổ tung, được gọi là một ngôi sao nơ-tron. Ngôi sao nơ-tron có khối lượng tương đương với khối lượng của mặt trời nhưng lại bị ép thành một quả cầu dày đặc đến mức chỉ với kích thước là vài dặm nhưng lại cứng hơn thép tới 100 tỉ lần. Trong bức ảnh, nhà máy điện tí hon này là vật thể giống một ngôi sao đang phát sáng nằm ở gần trung tâm của bức ảnh.

Phần tàn dư còn sót lại này là một máy phát điện khổng lồ, quay 30 lần/giây. Vật thể này tạo ra một từ trường mạnh mẽ gây chết người với điện khí là 1000 tỷ volt. Hoạt động điện năng này phát ra những làn sóng trông giống như khói tạo thành những vòng đang dần mở rộng, có thể dễ dàng nhìn thấy ở góc trên bên phải của ẩn tinh này.

Khí nóng của tinh vân này phát sáng trong một dải bức xạ dọc theo phổ điện từ, từ sóng vô tuyến tới tia X. Hình ảnh ngôi sao trong kính Hubble được chụp trong ánh sáng nhìn thấy được khi chụp phơi sáng đen – trắng. Các cuộc quan sát đã được thực hiện bởi những máy ảnh hiện đại trong khoảng thời gian từ tháng 1 -9/2012. Sắc xanh nhìn thấy trong bức ảnh là do đã được các nhà khoa học đã sử dụng hiệu ứng để phù hợp với chủ đề Halloween.

Tinh vân Con cua là một trong những tàn dư của một siêu tân tinh lớn nhất lịch sử và được nghiên cứu sâu sát. Các quan sát về tinh vân này đã được thực hiện từ những năm 1054 sau Công nguyên, khi các nhà thiên văn Trung Quốc lần đầu tiên ghi lại cảnh một “ngôi sao khách” xuất hiện vào ban ngày trong 23 ngày. Ngôi sao đó sáng hơn sao Kim tới 6 lần. Các nhà chiêm tinh Nhật Bản, Ả rập, và người Mỹ bản xứ cũng ghi nhận về việc nhìn thấy ngôi sao này.

Năm 1758, trong lúc đang tìm kiếm một ngôi sao chổi, một nhà thiên văn người Pháp tên là Charles Messier đã phát hiện ra một tinh vân mờ nằm gần vị trí mà siêu tân tinh dài đã biến mất. Sau đó, ông đã thêm tinh vân này vào danh mục các thiên thể của mình với tên là “Messier 1” và đánh dấu nó là một “sao chổi giả”.

Gần một thế kỷ sau đó, một nhà thiên văn người Anh là William Parsons đã phác thảo nên tinh vân này. Các đặc điểm tương đồng với một loài giáp xác đã dấn đến việc nó được gọi theo một cái tên mới – tinh vân Con cua.

Năm 1928, nhà thiên văn học Edwin Hublle đã lần đầu tiên đưa ra đề xuất về việc liên hệ tinh vân Con cua với “ngôi sao khách” năm 1054 của người Trung Quốc.

Tình vân này đủ sáng để có thể quan sát bằng kính thiên văn nghiệp dư, nằm ở trong chòm sao Kim Ngưu cách chúng ta 6.500 năm ánh sáng.

Đây là đoạn phim về tinh vân Con cua theo thời gian, được thực hiện từ những quan sát của Kính viễn vọng không gian Hublle, cho thấy các cấu trúc giống như sóng nước đang mở rộng ra từ “trái tim” của 1 ngôi sao đã nổ tung. Các sóng này trông giống như những gợn sóng trên mặt ao. Ngôi sao nơ-trong đang quay rất nhanh là vật thể sáng nằm ngay dưới phần trung tâm của bức ảnh. Vật thể sáng nằm ở bên trái của ngôi sao nơ-trong là 1 ngôi sao nằm ở phía trước hoặc là nền phía sau. Bộ phim được ghép nối từ 10 bức ảnh do kính Hubble chụp lại trong khoảng thời gian từ tháng 9 -11/2005.
Đây là đoạn phim về tinh vân Con cua theo thời gian, được thực hiện từ những quan sát của Kính viễn vọng không gian Hublle, cho thấy các cấu trúc giống như sóng nước đang mở rộng ra từ “trái tim” của 1 ngôi sao đã nổ tung. Các sóng này trông giống như những gợn sóng trên mặt ao. Ngôi sao nơ-trong đang quay rất nhanh là vật thể sáng nằm ngay dưới phần trung tâm của bức ảnh. Vật thể sáng nằm ở bên trái của ngôi sao nơ-trong là 1 ngôi sao nằm ở phía trước hoặc là nền phía sau. Bộ phim được ghép nối từ 10 bức ảnh do kính Hubble chụp lại trong khoảng thời gian từ tháng 9 -11/2005.

Anh Thư (Theo Phys)