Mặt trăng có tuổi thọ lớn hơn chúng ta vẫn nghĩ và sự sống cũng vậy

(Dân trí) - Người bạn đồng hành của Trái đất có lẽ đã được hình thành trong vòng 60 triệu năm sau khi hệ mặt trời ra đời, và thiết lập nên một giai đoạn mới cho quá trình tiến hóa từ trước đó của sự sống .

Trong bức ảnh chụp ngày 13/2/1971, phi hành gia Alan B. Shepard Jr. của tàu Apollo 14 thực hiện thí nghiệm ở gần một miệng núi lửa trên mặt trăng. Ngày 11/1/2017, sử dụng các mẫu vật mà tàu Apollo mang về, nhóm nghiên cứu ở Đại học California đã thông báo rằng mặt trăng được hình thành chỉ trong vòng 60 năm sau khi hệ mặt trời ra đời. Trong khi một số nghiên cứu trước đó tính toán rằng khoảng thời gian đó là 100 triệu năm, phần lớn các nghiên cứu khác đều cho là 200 triệu năm.
Trong bức ảnh chụp ngày 13/2/1971, phi hành gia Alan B. Shepard Jr. của tàu Apollo 14 thực hiện thí nghiệm ở gần một miệng núi lửa trên mặt trăng. Ngày 11/1/2017, sử dụng các mẫu vật mà tàu Apollo mang về, nhóm nghiên cứu ở Đại học California đã thông báo rằng mặt trăng được hình thành chỉ trong vòng 60 năm sau khi hệ mặt trời ra đời. Trong khi một số nghiên cứu trước đó tính toán rằng khoảng thời gian đó là 100 triệu năm, phần lớn các nghiên cứu khác đều cho là 200 triệu năm.

Người bạn đồng hành của Trái đất có lẽ đã được hình thành trong vòng 60 triệu năm sau khi hệ mặt trời ra đời, và thiết lập nên một giai đoạn mới cho quá trình tiến hóa từ trước đó của sự sống .

Một nghiên cứu mới được công bố hôm thứ 4 cho thấy, Mặt trăng có tuổi thọ lớn hơn so với các quan điểm từ trước đến nay, và đẩy lùi thời điểm khi các điều kiện trên Trái đất trở nên phù hợp với sự sống.

Một phân tích mới về các mảnh khoáng zircon mắc trong các mẫu đá mà các phi hành gia của tàu Apollo 14 lấy về (năm 1971) cho thấy Mặt trăng đã khoảng 4,51 tỷ năm tuổi, có nghĩa là nó đã hình thành trong vòng 60 triệu năm từ khi hệ mặt trời sinh ra.

Một nghiên cứu trước đó cũng dựa trên các mẫu vật này cho thấy mặt trăng đã hình thành sớm hơn nữa, trong vòng 68 triệu năm từ khi hệ mặt trời ra đời. Trong khi đó, các tính toán khác về tuổi thọ của Mặt trăng lại nằm trong khoảng 100 - 200 triệu năm sau khi hệ mặt trời hình thành.

Với phát hiện vừa được công bố trên tạp chí Science Advance này, có lẽ Trái đất đã bắt đầu thời kỳ hoạt động và thiết lập giai đoạn bắt đầu sự sống sớm hơn so với các quan điểm trước đó.

Nhà địa chất Melanie Barboni đến từ Đại học California, Los Angeles, và là trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng “nếu chúng ta tin rằng Mặt trăng được hình thành từ một vụ va chạm lớn – hoặc từ một vài tác động nhỏ hơn trong một thời gian ngắn như đề xuất mới đây – thì dù thế nào vẻ ngoài của Trái đất nguyên thủy trước đó cũng đã bị xóa sổ.

Trái đất ngày nay, với bầu khí quyển, bề mặt được bao phủ bởi nước ở dạng lỏng và các điều kiện khác thích hợp cho sự sống, chỉ bắt đầu phát triển sau khi một/các tác động đó tạo nên Mặt trăng, nên nếu mặt trăng được hình thành muộn thì sự sống cũng chỉ có thể phát triển muộn.

Barboni cho biết “thời điểm xảy ra tác động thực sự là rất sớm, và điều này cho phép Trái đất có đủ điều kiện để phát triển sớm hơn nhiều”

Phát hiện này trùng hợp với các nghiên cứu có liên quan cho thấy Trái đất sớm có điều kiện phù hợp với sự sống hơn các quan điểm trước đó vẫn nghĩ, và có thể sự sống tiềm năng đã có từ rất lâu so với suy nghĩ trước đây – ít nhất là khoảng 4,1 tỷ năm trước.

Nếu có một hay nhiều tác động hình thành nên Mặt trăng khoảng 4,3 tỷ năm trước cũng để lại tương đối ít thời gian cho sự sống phát triển.

“Với 4,51 tỷ năm, sẽ có nhiều thời gian hơn để Trái đất chuyển từ địa ngục thành một nơi tốt đẹp. Độ tuổi của Mặt trăng thực sự rất quan trọng”.

Để xác định độ tuổi của Mặt trăng, Barboni và đồng nghiệp đã sử dụng một kỹ thuật mới để kiểm tra 8 mảnh khoảng zircon còn lại sau nghiên cứu trước đó. Phương pháp xác định tuổi bằng urani – chì lần đầu tiên được sử dụng trên các mẫu lấy từ Mặt trăng này đã được các nhà nghiên cứu hiệu chỉnh để tiếp xúc với các tia vũ trụ. Họ cũng phân tích đồng vị của nguyên tố hafini – một chất kim loại màu xám bạc.

Cũng giống như của Trái đất, các mảnh vỡ zircon này có nguồn gốc từ các loại đá magma mà sau đó bị phong hóa thành cát và sỏi nhỏ. Những thứ này sau đó lại kết hợp tạo thành đá mới.

Bà Barboni cho biết “trên Mặt trăng, những tảng đá cũ có chứa zircon đã bị nghiền thành bột do các tác động nhiều mặt và biến thành cát (đất trên mặt trăng) hoặc kết hợp thành đá trầm tích hạt to (gồm các mảnh và cục của nhiều loại đá). Mọi thứ đều được trộn lẫn với nhau, có lẽ là từ mọi nơi trên khắp Mặt trăng. Đó cũng là lý do tại sao không thể dùng đá để xác định tuổi của Mặt trăng trong khi zircon lại có thể dùng được.

Bà cũng nói thêm rằng các nhà nghiên cứu hiện đang “tách nhiều khoáng chất zircon hơn và sẽ sớm thu được nhiều dữ liệu hơn”. Tuy nhiên, Barboni cho rằng “điều đó cũng sẽ không làm độ tuổi đã được xác định thay đổi nhiều, có thể sẽ là 4,52 tỷ năm – đó chỉ là sự kiểm tra tỉ mỉ mà thôi”

Anh Thư (Tổng hợp)