Kính thiên văn Kepler mới tìm thấy hai hành tinh có thể có sự sống

(Dân trí) - Một nhóm các nhà khoa học quốc tế sử dụng kính thiên văn Kepler của Cơ quan Hàng không vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) vừa mới phát hiện hơn 100 ngoại hành tinh mới. Trong số đó có một hệ mặt trời gồm bốn hành tinh cách Trái đất khoảng 181 triệu năm ánh sáng mà các nhà khoa học nói rằng có điều kiện thuận lợi để hỗ trợ sự sống.

Hệ mặt trời này có K2-72 là ngôi sao lùn M và bốn hành tinh quay xung quanh nó, nằm theo hướng của chòm sao Bảo Bình.Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng tất cả bốn hành tinh này có thể là hành tinh đá và mặc dù chúng quay quanh ngôi sao chủ của chúng rất gần, độ mát tương đối của K2-72 có nghĩa là hai trong số chúng có thể có sự sống.

Kính thiên văn Kepler mới tìm thấy hai hành tinh có thể có sự sống - 1

Trong khi tất cả các hành tinh quay xung quanh K2-72 được xem là nhỏ, đường kính của chúng lớn hơn Trái đất từ 20 đến 50 phần trăm.Tất cả bốn hành tinh này đều nằm rất gần K2-72 - gần hơn khoảng cách từ Sao thủy đến Mặt trời của chúng - nhưng vì K2-72 là một ngôi sao lùn đỏ, nó tương đối nhỏ và mờ và kết quả là vùng có thể sinh sống của nó không vươn ra xa như vùng có thể sinh sống của Mặt trời của chúng ta. Do đó, hai trong số các hành tinh của K2-72 rơi vào ranh giới thân thiện với sự sống, với các mức bức xạ từ ngôi sao chủ của chúng có thể so sánh được với những mức bức xạ tìm thấy trên Trái đất và cung cấp các điều kiện có thể hỗ trợ cho sự tồn tại của nước ở dạng lỏng trên bề mặt của chúng.

Việc phát hiện ra K2-72 chỉ là một viên ngọc trong số rất nhiều ngoại hành tinh mới được phát hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu do Phòng thí nghiệm Mặt trăng và Hành tinh của Đại học Arizona dẫn dắt. Nhóm nghiên cứu này đã sử dụng Kepler để tìm thấy 197 ứng cử viên hành tinh, trong đó 104 được xác nhận là ngoài hành tinh - số lượng ngoại hành tinh lớn nhất được tìm thấy kể từ khi Kepler phát hiện ra 1.284 ngoài hành tinh chỉ một vài tháng trước.

Phát hiện mới này cũng có nghĩa là chúng ta sẽ phát hiện thêm được loại sao phổ biến nhất này trong dải Ngân hà, điều này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các loại hệ thống ngoại hành tinh được tìm thấy thường xuyên nhất trong thiên hà.

“Kepler cho thấy các dấu hiệu mạnh mẽ rằng có rất nhiều hành tinh, đặc biệt là các hành tinh nhỏ xung quanh những ngôi sao lùn đỏ nhỏ hơn, mát hơn”, Crossfield cho biết. “Điều đó rất thú vị vì những ngôi sao lùn đỏ mát mẻ này nhiều hơn đáng kể so với những ngôi sao giống như Mặt trời”.

Với nền móng này, các nhà thiên văn học sẽ nghiên cứu những thế giới xa lạ này bằng cách sử dụng các kính viễn vọng không gian và mặt đất khác, với hy vọng những quan sát mới sẽ giúp chúng ta hiểu thêm được những gì tạo ra các hành tinh này - và có thể tiết lộ liệu chúng thực sự có khả năng có sự sống không.

N.L.H-NASATI (Theo Sciencealert)