Hội chứng sợ lỗ có lẽ không phải là một nỗi ám ảnh thật sự

(Dân trí) - Trong một nghiên cứu gần đây, theo các nhà khoa học, hội chứng sợ lỗ bắt nguồn từ sự chán ghét chứ không phải là nỗi sợ hãi.

Hội chứng sợ lỗ có lẽ không phải là một nỗi ám ảnh thật sự - 1

Nếu khiến bạn buồn nôn và sởn gai ốc khi nhìn thấy những cái lỗ nhỏ, thì không chỉ có mình bạn bị vậy.

Bạn thuộc số 16% người mắc hội chứng sợ lỗ - nỗi sợ lỗ vô lý. Nhưng, hiện nay một số nhà khoa học đang cho rằng, có lẽ đây không hề là một nỗi ám ảnh.

Lí do là vì, có lẽ đây là nỗi sợ hãi có lý – và bắt nguồn từ sự chán ghét chứ không phải sợ hãi.

Người ta vẫn chưa được tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra Hội chứng sợ lỗ và nó cũng không được Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê các chứng rối loạn tâm thần (DSM) công nhận. Vậy nên các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Emory đã bắt đầu nghiên cứu phản ứng sợ hãi liên quan đến những cái lỗ.

Nhưng họ phát hiện rằng phản ứng đồng tử - những phản ứng không tự nguyện của đồng tử trong mắt – giống với sự chán ghét hơn là phản ứng đồng tử với nỗi sợ hãi.

Stella Lourenco, chuyên gia tâm lý học của Đại học Emory, người tiến hành nghiên cứu này, cho biết: “Một vài người cảm thấy rất khó chịu khi nhìn thấy những vật như vậy đến nỗi họ không thể chịu đựng việc ở gần chúng”.

“Hiện tượng này, có vẻ như có một cơ sở tiến hóa, có lẽ phổ biến hơn chúng ta nghĩ”.

Nghiên cứu trước đó tiến hành vào năm 2013 kết luận rằng phản ứng sợ hãi này có thể liên quan đến nỗi sợ những loài động vật nguy hiểm có đốm, ví như rắn. Nhưng vào tháng Một năm 2017, một lời giải thích khác đã được đưa ra.

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Kent cho rằng một vật có nhiều lỗ, giống như những thức có thể tìm thấy ở đài sen hay tổ ong, gây cho chúng ta ác cảm vì chúng trông giống sự nhiễm kí sinh trùng, những bệnh truyền nhiễm và sự phân hủy.


Hình ảnh những lỗ nhỏ trong tổ ong có thể khiến nhiều người thấy ác cảm.

Hình ảnh những lỗ nhỏ trong tổ ong có thể khiến nhiều người thấy ác cảm.

Tác giả chính của nghiên cứu mới nhất, Vladislav Ayzenberg cho biết: “Chúng ta là loài rất chú trọng thị giác. Những đặc tính thị giác mức thấp có thể ẩn chứa rất nhiều thông tin ý nghĩa. Những dấu hiệu thị giác này cho phép chúng ta đưa ra những kết luận tức thì – dù chúng ta nhìn thấy 1 phần của con rắn trong bụi cỏ hay cả con rắn – và phản ứng nhanh với mối nguy tiềm tàng”.

Sử dụng hình ảnh của những sinh vật nguy hiểm là một phương pháp phổ biến và hiệu quả của việc đánh giá phản ứng sợ hãi, nên điều này đã hình thành trọng tâm của nghiên cứu này.

Họ đã tuyển hai đợt học sinh – đợt đầu 41 người và đợt sau 44 người – và cho họ xem 60 bức ảnh. Trong số đó, có 20 bức ảnh của những loài động vật nguy hiểm như nhện và rắn; 20 bức ảnh về những thứ gây nên chứng sợ lỗ, ví như vỏ hạt; và 20 bức còn lại là những hình ảnh có kiểm soát, ví như những loài động vật vô hại, hạt cà phê, và những hoa văn mang tính tương phản cao.

Có nhóm cuối cùng là vì những thứ gây nên hội chứng sợ lỗ tường là những hoa văn có tính tương phản cao, nhưng những hình ảnh “trung lập” của chúng, như mẫu bàn cờ, không gây ra phản ứng sợ lỗ.

Các nhà nghiên cứu đã mong rằng, như đã được quan sát trong các bài kiểm tra khác về tính chất này, đồng tử của những đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ nở ra, như một phản ứng sợ hãi – và chúng đã nở ra. Đối với những bức hình về những loài động vật nguy hiểm.

Nhưng với những bức hình về những vật gây ra chứng sợ lỗ, đồng tử của các đối tượng co lại. Và đây là phản ứng đồng tử đối với điều họ ghét.

Ayzenberg cho biêt: “Bề ngoài, hình ảnh về những động vật nguy hiểm và những cái lỗ đều gợi lên phản ứng tiêu cực. Tuy nhiên, những phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng những phản ứng này có cơ sở sinh lí học khác nhau, dù sự ác cảm nói chung có lẽ bắt nguồn từ việc có chung những đặc tính thị giác.”

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng, thay vì phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” đi kèm với nỗi sợ hãi, phản ứng chán ghét sẽ làm chậm nhịp tim và nhịp hô hấp – cảnh báo cần thận trọng, và có lẽ cố giảm thiểu tối đa việc tiếp xúc với các nguồn gây bệnh.

Mặc dù nghiên cứu này kết thúc bằng một kết luận khác với nghiên cứu năm 2013, họ đều đồng ý một điểm quan trọng – rằng chứng sợ lỗ có thể khá đa dạng về mức nghiêm trọng, nhưng nó phổ biến hơn nhiều so với được ghi nhận.

Đó là vì không có đối tượng tham gia nghiên cứu nào thừa nhận rằng họ mắc chứng sợ lỗ - nhưng phản ứng cơ thể với những bức ảnh về lỗ khá trực tiếp.

Lourenco cho biết: “Việc phát hiện ra những ảnh hưởng trong số đối tượng tham gia nghiên cứu cho thấy một cơ chế thị giác khá lớn và nguyên thủy ẩn dưới nỗi ác cảm với những cái lỗ”.

Nghiên cứu này có lẽ không giúp bạn cảm thấy bớt buồn nôn khi lần tới bạn thấy hình ảnh một con cóc Surinam, nhưng nó cho thấy rằng quá trình xử lý hình ảnh có thể dẫn đến những phản ứng dữ dội mà không phải nỗi sợ hãi.

Lộc Xuân (Theo Science Alert)