Học sinh năng khiếu được hưởng lợi từ phương pháp xếp nhóm theo khả năng

(Dân trí) - Các trường học cần sử dụng cả phương pháp nhóm theo khả năng và phương pháp tăng tốc để giúp học sinh tài năng học tập, theo báo cáo nghiên cứu của Đại học Northwestern mới kiểm tra các nghiên cứu trong một thế kỷ vừa qua về chủ đề gây tranh cãi này.

Học sinh năng khiếu được hưởng lợi từ phương pháp xếp nhóm theo khả năng - 1

Phương pháp nhóm theo khả năng sẽ xếp các sinh viên với các kỹ năng và khả năng tương tự trong cùng một lớp học, hoặc các lớp tương tự. Phương pháp gia tốc, thường được biết đến như là nhảy lớp, tăng tốc nội dung học hoặc nhập học sớm hơn ở mẫu giáo hoặc đại học, cung cấp cho sinh viên cơ hội để tiếp cận vào cơ hội sớm hơn hoặc phát triển nhanh hơn.

Các kỹ thuật giáo dục cho phép tranh luận rộng rãi có hiệu quả làm tăng thành tích học tập với chi phí thấp và có thể có lợi cho hàng triệu học sinh trong hệ thống trường học ở Hoa Kỳ, theo nghiên cứu, được xuất bản trong tạp chí Đánh giá các nghiên cứu giáo dục.

"Mặc dù phương pháp tăng tốc được hỗ trợ rộng rãi bởi các nghiên cứu như là một chiến lược hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của người học nâng cao, nó vẫn còn ít được sử dụng, và hầu hết các trường không tìm kiếm một cách có hệ thống các sinh viên xuất sắc cần đến nó", đồng tác giả nghiên cứu Paula Olszewski-Kubilius, giám đốc Trung tâm phát triển tài năng tại Trường Giáo dục và chính sách xã hội đại học Northwestern đã cho biết.

Mỹ chi gần 600 tỷ $ một năm về giáo dục công cộng, nhưng một câu hỏi được xem xét trong nghiên cứu là liệu các nguồn lực đã đến được các sinh viên xuất sắc chưa. Một tóm tắt chính sách gần đây báo cáo rằng từ 20% đến 40% các học sinh tiểu học và trung học thể hiện khả năng cao hơn trình độ của lớp với số tuổi tương ưng về khả năng đọc hiểu và từ 10 % đến 30 % về khả năng toán học, theo nghiên cứu.

Những người ủng hộ phương pháp tăng tốc hướng tới lợi ích cho nhưng trẻ em phải học ở những lớp học dưới trình độ của chúng. Với một môi trường học tập đồng nhất hơn, điều này sẽ dễ dàng hơn cho giáo viên để hướng dẫn phù hợp với nhu cầu của học sinh và các học sinh được hưởng lợi từ việc tương tác với các học sinh khác cùng trình độ.

Các nhà phê bình cho rằng cách chia nhóm học sinh có thể dẫn tới sự mất mát của các nhà lãnh đạo hoặc các tấm gương điển hình, khoảng cách thành tích cũng gia tăng và dẫn tới sự giảm sút lòng tự trọng ở những học sinh yếu kém.

Nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng học sinh được hưởng lợi từ việc phân nhóm bên trong lớp học, nhóm đối tượng ngang cấp và nhóm năng khiếu và tài năng, mặc dù những lợi ích là không đáng kể giữa các nhóm lớp.

Các học sinh được tăng tốc thực hiện tốt hơn đáng kể so với các bạn cùng tuổi nhưng không được tăng tốc, và so sánh với học sinh lớn tuổi không tăng tốc, theo nghiên cứu.

Những người khác đã nói giáo dục nên "tránh cố gắng để dạy học sinh những gì mà chúng đã biết," các tác giả viết. "Căn cứ vào giá trị của nghiên cứu trong thế kỷ vừa qua, chúng tôi tin rằng các dữ liệu cho thấy rõ ràng phương pháp nhóm và phương pháp tăng tốc là hai chiến lược để đạt được mục tiêu này."

Mặc dù khó có quyết định cuối cùng về một vấn đề đang nóng như vậy, các nghiên cứu mới giúp làm rõ những ảnh hưởng học tập của các phương pháp nhóm năng lực và phương pháp tăng tốc.

"Cuộc đối thoại cần phải được tiến hành vượt qua việc các can thiệp như vậy có tác dụng hay không" họ viết. Phần lớn các bằng chứng trong thế kỷ qua "cho thấy khả năng tăng tốc học tập và hầu hết các dạng xếp nhóm năng lực các đối tượng ngang cấp và nhóm đặc biệt cho học sinh năng khiếu có thể cải thiện thành tích học tập của học sinh."

Saiying Steenbergen-Hu của Trung tâm Phát triển tài năng đại học Northwestern là tác giả chính của báo cáo, cùng với đồng tác giả Matthew Makel của Chương trình Định danh tài năng của Đại học Duke. Các tác giả đã xem xét 172 nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả của phương pháp xếp nhóm khả năng cũng như 125 nghiên cứu về phương pháp tăng tốc.

Nhã Khanh (Theo sciencedaily)