Hành tinh khổng lồ chơi trò "phá hoại" đối với những hàng xóm nhỏ bé

(Dân trí) - Một hành tinh khổng lồ thuộc một hệ thống nằm rất xa đã đã làm quay quỹ đạo của những người hàng xóm nhỏ bé của nó.

Tác động xấu: một hành tinh khổng lồ dường như đang chơi trò phá hoại đối với những hàng xóm nhỏ bé của chúng (Ảnh: Detlev Van Ravenswaay)
Tác động xấu: một hành tinh khổng lồ dường như đang chơi trò phá hoại đối với những hàng xóm nhỏ bé của chúng (Ảnh: Detlev Van Ravenswaay)

Các hành tinh thường quay theo một quỹ đạo gần với mặt phẳng xích đạo của ngôi sao chủ của nó. Ví dụ như, quỹ đạo của Trái đất chỉ nghiêng 7,2 độ so với mặt phẳng xích đạo của mặt trời.

Nhưng từ năm 2008, chúng ta đã nhìn thấy các hành tinhquay theo một quỹ đạo tạo thành một góc lớn với bề mặt này. Một số thậm chí còn xoay theo chiều ngược lại – có nghĩa là, quỹ đạo của chúng đã bị lật ngược.

Nhiều hành tinh trong cùng một hệ có thể bị nghiêng. Trong năm 2013, Daniel Huber và các đồng nghiệp của mình đã sử dụng tàu vũ trụ Kepler để tìm kiếm 2 hành tinh có quỹ đạo liên kết với nhau nhưng nghiêng khoảng 45 độ so với mặt phẳng xích đạo của ngôi sao chủ của chúng – Kepler 56. Một trong những hành tinh này có khối lượng lớn gấp 2 lần sao Thiên Vương, hành tinh còn lại lớn gấp 2 lần sao Thổ.

Trong khi đó, các quan sát trên mặt đất cho thấy rằng vận tốc của ngôi sao đó đã bị thay đổi, cho thấy lực hấp dẫn của một đối tượng thứ 3 đã kéo mạnh nó. Nhưng những quan sát này chỉ kéo dài trong 3 tháng, chưa đủ để xác định xem đối tượng này là một hành tinh hay một ngôi sao, không nói đến khối lượng hay quỹ đạo của nó. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học cho rằng nó vẫn phải chịu trách nhiệm cho việc quỹ đạo bị nghiêng này.

Hiện tại, sau một phân tích kéo dài 4 năm của việc quan sát Kepler 56, Justin Otor từ Đại học Priceton và các đồng nghiệp của mình đã kết luận rằng thủ phạm có thể là một hành tinh vô hình còn lớn hơn nữa. Với khối lượng lớn hơn sao Mộc ít nhất 5,6 lần, nó đã kéo mạnh các hành tinh đồng hành với nó ra xa hơn nữa. Trong đó, các hành tinh bị lệch trục này có khoảng cách đến mặt trời của chúng gần hơn so với khoảng cách từ sao Thủy đến mặt trời của chúng ta, và nếu chúng nằm trong hệ mặt trời của chúng ta thì hành tinh mới sẽ vượt qua sao Hỏa. Chu kỳ quỹ đạo của hành tinh này là 2,74 năm.

Các mô phỏng cho thấy rằng hành tinh này có thể là một di tích của bộ 3 cựu hành tinh trước kia. “Hành tinh này nằm ở ngay hiện trường, nhung chúng tôi vẫn thấy những vết tích của 2 hành tinh còn lại” – theo thành viên của nhóm nghiên cứu Benjamin Montet, Viện Công nghệ California, Pasadena cho biết. Ông đã trích dẫn mô phỏng bởi Pierre Gratia và Deniel Fabrycky tại Đại học Chicago, trong đó mô tả 3 hành tinh bên ngoài này có thể tương tác về lực hấp dẫn, làm nghiêng bộ đôi ở bên trong. Trong quá trình này, một hành tinh nằm bên ngoài đã bị đẩy ra hoặc va chạm với hành tinh khác, chỉ để lại 2 hành tinh bên ngoài.

Nếu như trường hợp đó là đúng, thì một hành tinh thứ tư sẽ phải ở trong quỹ đạo quay xung quanh Kepler 56. Theo Gratia cho biết “hành tinh này có thể nằm trên một quỹ đạo rất xa phía bên ngoài, vì với một thời gian dài như vậy mà các nhà quan sát vẫn chưa phát hiện ra nó”.

Anh Thư (Theo Newscientist)