Ghi âm được tiếng sấm núi lửa lần đầu tiên

(Dân trí) - Nhà nghiên cứu Matt Haney cho biết: "Tôi hy vọng rằng tiếp sau đây, các nhà nghiên cứu khác sẽ cảm thấy hứng thú và có thêm một chút động lực trong việc tìm kiếm những bộ dữ liệu của họ để xem có thể nhận biết được tín hiệu sấm sét hay không.”


Một hình ảnh vệ tinh cho thấy một đám mây tro phủ khổng lồ phát ra từ núi lửa Bogoslof Island ngày 28 tháng 5 năm 2017.

Một hình ảnh vệ tinh cho thấy một đám mây tro phủ khổng lồ phát ra từ núi lửa Bogoslof Island ngày 28 tháng 5 năm 2017.

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã ghi âm lại được tiếng sấm sét núi lửa.

Trong vòng tám tháng, cuối năm 2016 và đầu năm 2017, micro thu âm đã thu lại được âm thanh tại núi lửa trên đảo Bogoslof, một phần của Quần đảo Aleutian của Alaska. Phân tích các bản ghi cho thấy các âm thanh như tiếng rạn nứt kia được biết đến như tiếng sấm sét núi lửa.

Matt Haney, nhà địa chấn học tại Đài thiên văn Alaska Volcano ở Anchorage, cho hay trong một tin tức được phát hành: “Đó là điều mà những người đã từng đặt chân đến núi lửa nhìn thấy và nghe thấy trước đó, nhưng đây là lần đầu tiên chúng ta nắm bắt nó và xác định nó trong dữ liệu khoa học”.

Các nhà khoa học đã ghi lại chi tiết các âm thanh trong một bài báo mới xuất bản trong tạp chí Thư Nghiên cứu Địa Vật lí.

Trong suốt quá trình phun trào núi lửa, băng, đá và các hạt bị bắn ra khác va chạm vào nhau. Ma sát tạo ra bởi hàng triệu va chạm nhỏ sẽ tạo ra tĩnh điện đủ mạnh để gây sét.

Trực tiếp đo độ mạnh của sét bên trong một lớp đất núi lửa rất khó, nhưng nghiên cứu sấm do sét tạo ra có thể cung cấp cho các nhà khoa học những hiểu biết mới về phun trào núi lửa.

Jeff Johnson, nhà địa vật lý tại Đại học Boise State, người không tham gia vào nghiên cứu gần đây cũng có những chia sẻ thú vị: “Những am hiểu về nơi mà sét xảy ra trong đám tro bụi cho chúng ta biết lượng tro đã được phun trào như thế nào, và đó là một điều gì đó rất khó đo lường. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm vị trí sấm sét trên một khu vực rộng, bạn nên nghĩ đến độ bao phủ của lượng tro lớn như thế nào.”

Việc nghe âm thanh bên trong một đám đất cát núi lửa không hề dễ dàng hơn so với việc quan sát chúng, và nhiều nhà khoa học tin rằng việc xác định âm thanh sấm sét núi lửa trong số nhiều âm thanh của núi lửa phun trào là không thể.

Nhưng các nhà khoa học đã có thể xác định âm thanh sấm sét núi lửa bằng cách so sánh các bản ghi âm bằng micrô với dữ liệu được thực hiện bởi một mạng lưới các cảm biến sét. Các đặc tính của mỗi cú va đập tương ứng với các đặc tính nghe được của mỗi lần sét đánh.

Haney gần đây cho biết: “Tôi hy vọng rằng, khi tiếp tục tiến xa hơn nữa, các nhà nghiên cứu khác sẽ cảm thấy phấn khích và có thêm động lực để tìm kiếm trong bộ dữ liệu của họ xem liệu có thể nhận được tín hiệu sấm sét hay không.”

Hoàng Hằng

Theo UPI