Dấu hiệu về một đại dương ở thời kì đầu của Sao Kim

(Dân trí) - Các mô phỏng của máy tính cho thấy hành tinh thứ 2 trong hệ Mặt Trời - Sao Kim có thể đã tồn tại nước tại thời điểm hàng triệu năm sau khi nó hình thành.

Dấu hiệu về một đại dương ở thời kì đầu của Sao Kim - 1

Mặc dù hiện tại Sao Kim đã hoàn toàn không có sự sống nhưng các mô phỏng bằng máy tính đã cho thấy tại thời kì đầu trong lịch sử của hành tinh này đã có một đại dương nước.

Những mô phỏng mới cho thấy nếu trước đây Sao Kim có đủ lượng mây bao phủ, khí CO2 và nước thì nó hoàn toàn có thể đã tạo nên một đại dương. Kết quả được cập nhật trực tuyến ngày 18 tháng 7 tại báo Journal of Geophysical Research: Planets, đã cung cấp một đầu mối rằng Sao Kim có thể đã có yếu tố hỗ trợ sự sống.

Nghiên cứu cũng giúp những nhà khoa học nghiên cứu hành tinh trong việc tìm kiếm những hành tinh có sự sống nằm xa ngoài hệ mặt trời bằng cách khám phá điều kiện nào trong khí quyển và bề mặt của hành tinh có thể làm nó phù hợp cho sự sống.

Năm ngoái, Way và đồng nghiệp thông báo rằng sự xoay vòng chậm của sao Kim - 1 ngày bằng 116 ngày trên Trái Đất có thể đã dẫn đến sự hình thành của những đám mây bao phủ liên tục khắp bề mặt cho phép nhiệt độ trung bình của Sao Kim là khoảng 15 độ C tại thời điểm khoảng 715 triệu năm trước đây.

Những nhiệt độ mát mẻ này, so sánh với một Sao Kim như địa ngục hiện tại với nhiệt độ khoảng 450 độ C cũng cho thấy có thể có khả năng rằng hành tinh này đã có một đại dương. Những công bố mới ủng hộ cho nghiên cứu này đã tiết lộ rằng sự tác động lẫn nhau của mây bao phủ, cacbon dioxide và nước những thứ có thể tạo ra một đại dương.

Trong nghiên cứu mới, nhà nghiên cứu hành tinh Emmenanuel Marcq của Pháp và đồng nghiệp đã chạy một mô phỏng máy tính để tính toán cách nhiệt độ mát mẻ của bề mặt một hành tinh đá mới hình thành tác động qua lại với bầu khí quyển đang trong quá trình hình thành cùng với nhiệt độ đến từ mặt trời mới hình thành.

Với lượng khí cacbon dioxide giống với hiện tại trên sao Kim, ở thời kì đầu của sao Kim, nó chỉ cần khoảng 10% lượng nước trên Trái đất để tạo nên một bề mặt bao phủ bởi nước. Thay đổi sự phản chiếu của ánh sáng của các đám mây và một vài yếu tố mà Sao Kim cần, chỉ với 30 % lượng nước trên Trái Đất, nó có thể hình thành nên một đại dương.

Các mô phỏng không tính đến việc những điều kiện thích hợp cho một đại dương trên Sao Kim tồn tại là bao nhiêu năm. Bởi vậy, không rõ điều gì đã xảy đến với đại dương đó nếu nó thực sự tồn tại.

Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng nó cuối cùng có thể đã bị bốc hơi hoặc nằm sâu dưới bề mặt hành tinh. Những nghiên cứu khác có thể sẽ giải thích được tại sao bây giờ hành tinh này hoàn toàn khô hạn.

Quang Thiên (Theo Science News)