Cơ quan sinh sản của rêu tản là cảm hứng thiết kế cho ống pipet

(Dân trí) - Ống pipet mới được thiết kế dựa trên hình dạng của cơ quan sinh sản của rêu tản. Dụng cụ này giữ một giọt nước nhờ sức căng bề mặt của nước.


Cơ quan sinh sản của các loài thực vật nguyên thủy là cảm hứng thiết kế cho những ống pipet chính xác.

Cơ quan sinh sản của các loài thực vật nguyên thủy là cảm hứng thiết kế cho những ống pipet chính xác.

Rêu tản là một nhóm những loài thực vật bám sát mặt đất có cấu tạo cơ quan sinh sản đực và cái giống những cây cọ tí hon. Cơ quan của cái bao bọc những giọt tinh trùng bằng lá của mình, như một móng vuốt cố định trong một cỗ máy trò chơi arcade.

Các nhà khoa học đã dựa vào kiểu dáng đó để tạo ra một ống pipet nhựa có thể lấy và chuyển lượng nước chính xác, theo báo cáo của các nhà nghiên cứu trên tờ Journal of the Royal Society Interface ngày 14 tháng ba.

Thông thường, cơ quan sinh sản cái của rêu tản hình ô (Marchantia polymorpha) bắt lấy những giọt tinh trùng bên dưới lá của chúng quanh thân cây. Nhưng các nhà nghiên cứu đã lật ngược phần chóp hình ô và gắn vào một cây kim nên thay vào đó trông nó giống một cái chổi. Dụng cụ hình rêu tản được sắp đặt lại đó có thể giữ được một giọt nước khi nhúng vào nước. Nghiêng theo góc độ đúng, giọt nước sẽ rơi ra ngoài.

Cơ quan sinh sản của rêu tản là cảm hứng thiết kế cho ống pipet

Đồng tác giả nghiên cứu Hirofumi Wada, một nhà vật lý tại Đại học Ritsumeikan ở Kusatsu, Nhật cho hay, khác với các ống pipet truyền thống thu chất lỏng nhờ việc hút, ống hút rêu tản dựa vào sức căng bề mặt của nước để giữ giọt nước. Wada và các đồng nghiệp đã in 3D cấu tạo nhựa – biến đổi hình dáng chung, đường kính và số lượng lá để điều chỉnh lượng nước thiết bị có thể lấy. Tăng chiều dài lá để bộ phận lấy nước giống hình cầu hơn cho phép nó lấy nhiều nước hơn, đường kính lên đến 1cm.

Theo Wada, phát minh này có lẽ sẽ không thay thế được những ống pipet thiết thực được sử dụng trong các phòng nghiên cứu trên khắp thế giới, nhưng có thể là phương án thay thế chi phi thấp cho giáo dục.

Lộc Xuân (Theo Science News)