Chuyên gia hướng dẫn cách sơ cứu khi gặp người bị tai nạn gãy xương

(Dân trí) - Với các vết thương ở chân, cũng cần khẩn trương sơ cứu. Bên chân lành lặn có thể trở thành thanh nẹp, để cố định bên chân bị thương. Việc cố định đúng hướng của phần xương bị gãy sẽ tránh được sự va chạm phần đầu xương bị gãy vào nhau khi di chuyển người bị tai nạn đến trạm y tế, bệnh viện gần nhất.

Với các vết thương ở chân, cũng cần khẩn trương sơ cứu. Bên chân lành lặn có thể trở thành thanh nẹp, để cố định bên chân bị thương. Việc cố định đúng hướng của phần xương bị bị gãy sẽ tránh được sự va chạm phần đầu xương bị gãy vào nhau khi di chuyển người bị tai nạn đến trạm y tế, bệnh viện gần nhất.

Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội (người từng xử trí hàng chục nghìn ca cấp cứu về mạch máu) - cho biết: Mặc dù gãy xương không gây mất máu nhưng nếu không sơ cứu cẩn thẩn trước khi chuyển đến bệnh viện thì cũng rất nguy hiểm. Có trường hợp bị gãy chân nhưng không sơ cứu mà di chuyển ngay đến bệnh viện dẫn đến tử vong. Nguyên nhân là do trong quá trình vận chuyển bị rung lắc làm bệnh nhân sốc và dẫn đến tử vong.

Trọng Trinh-Nguyễn Hùng