Cận cảnh bộ xương cá voi lưng gù dài 18m, nặng 10 tấn ở Nha Trang

(Dân trí) - Một bộ xương cá voi lưng gù có chiều dài lên tới 18m, trọng lượng gần 10 tấn là một trong những hiện vật gây ấn tượng cho người xem khi đến Viện Hải dương học Nha Trang.

Cận cảnh bộ xương cá voi lưng gù dài 18m, nặng 10 tấn

Theo Viện Hải dương học Nha Trang, bộ xương cá voi lưng gù do người dân xã Hải Cường (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) khai quật được vào năm 1994, trong lúc đào mương làm thủy lợi.

Bộ xương đã bị vùi sâu dưới ruộng khoảng 1,2m và cách biển khoảng 4km (theo đường chim bay). Các nhà khoa học đã đo đạc, xác định chiều dài của bộ xương lên tới 18m, với trọng lượng gần 10 tấn.

Cá voi (ngư dân Việt Nam còn gọi là “cá Ông” hay “Ông Nam Hải”) là một loài thú biển, thuộc lớp động vật có vú, có kích thước to lớn, thân nhiệt cao, thở bằng phổi, đẻ con và nuôi con bằng sữa.

Hiện nay, cá voi là loài động vật có kích thước lớn nhất còn tồn tại trên trái đất. Thông thường, cá voi con sau khi ra khỏi bụng mẹ phải được hít một ngụm không khí đầu tiên trước khi chìm vào nước.

Cá voi con sinh ra có chiều dài từ 1/5 đến 1/3 kích thước con mẹ. Cá voi con bú sữa mẹ qua một đôi tuyến vú nằm trong khe dưới bụng của con cái. Tùy theo loài, cá voi có tuổi thọ trung bình từ 30 đến 80 năm.

Cá voi lưng gù dài 18m khiến nhiều người xem ấn tượng, thích thú
Cá voi lưng gù dài 18m khiến nhiều người xem ấn tượng, thích thú
Cá voi lưng gù nhìn từ phía dưới
Cá voi lưng gù nhìn từ phía dưới
Cận cảnh bộ xương cá voi lưng gù dài 18m, nặng 10 tấn ở Nha Trang - 3
Cận cảnh bộ xương cá voi lưng gù dài 18m, nặng 10 tấn ở Nha Trang - 4
Các đốt sống và phần thân dưới của cá voi lưng gù
Các đốt sống và phần thân dưới của cá voi lưng gù

Ngày nay, một hoạt động thu hút rất nhiều người tham gia và mang lại một nguồn thu lớn là hoạt động quan sát cá voi. Quan sát cá voi lần đầu xuất hiện ở Bắc Mỹ, vào năm 1955 dọc theo bờ biển Nam California và ngày nay hoạt động này đã phát triển ở 64 quốc gia. Năm 2003, Úc thu về 29 triệu USD từ các hoạt động quan sát cá voi và tăng mạnh ở những năm sau đó.

Ngày nay hầu hết các loại cá voi đang nằm trong danh sách những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động của con người như: đánh bắt để lấy thịt, da và dầu. Ngoài ra, do sinh cảnh sống bị phá hủy, sự biến đổi khí hậu, mắc vào lưới đánh cá hoặc va chạm vào tàu lớn là những mối đe dọa đối với các loại cá voi.

Năm 1985, lệnh cấm đánh bắt cá voi đã có hiệu lực nhưng từ đó đến nay đã có hơn 30.000 con cá voi vẫn bị giết, rất nhiều trong số đó bị giết dưới danh nghĩa “nghiên cứu khoa học”.

Cận cảnh bộ xương cá voi lưng gù dài 18m, nặng 10 tấn ở Nha Trang - 6
Cận cảnh bộ xương cá voi lưng gù dài 18m, nặng 10 tấn ở Nha Trang - 7
Cận cảnh bộ xương cá voi lưng gù dài 18m, nặng 10 tấn ở Nha Trang - 8
Bộ phận đầu và miệng của cá voi lưng gù
Bộ phận đầu và miệng của cá voi lưng gù
Phần đuôi cá voi lưng gù khủng
Phần đuôi cá voi lưng gù "khủng"

Viết Hảo